Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam trực thuộc Bộ khoa học và công nghệ là cơ quan chuyên trách về các hoạt động sự nghiệp sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.

Tiền thân của Cục sở hữu trí tuệ là Phòng sáng chế phát minh, rồi sau này theo sự thay đổi chức năng chính thì Phòng sáng chế phát minh đổi tên thành Cục sáng chế, Cục Sở hữu công nghiệp và cuối cùng là Cục sở hữu trí tuệ như ngày nay. Với năm chức năng chính là:

-Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về SHTT; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, biện pháp đẩy mạnh hoạt động và phát triển hệ thống SHTT trong phạm vi cả nước;

-Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân;

-Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT;

-Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về SHTT cho các cơ quan quản lý SHTT thuộc các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước;

-Thực hiện chức năng bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT; đào tạo, bồi dương chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học về SHTT; hỗ trợ và tư vấn về thủ tục xác lập, quản lý, sử dụng và chuyển giao, chuyển nhượng giá trị quyền SHTT; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp.

Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay có trụ sở chính tại 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Với nhu cầu về sở hữu trí tuệ trên toàn quốc như hiện nay thì Cục có thêm hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng với nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Cục sở hữu trí tuệ và các cơ quan quản lý của địa phương nhằm triển khai các chính sách pháp luật, thực hiện các chức năng của Cục về sở hữu trí tuệ.

Để đáp ứng được nhiệm vụ chính của Cục sở hữu trí tuệ thì Cục có khối sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước gồm các chuyên viên có chuyên môn cao về sở hữu trí tuệ trong nước cũng như nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Người biểu diễn có quyền gì theo pháp luật sở hữu trí tuệ

    Người biểu diễn có quyền gì theo pháp luật sở hữu trí tuệ

    Thông thường chúng ta thường nghĩ chỉ có người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật như tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm mới có quyền theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh […]

    Phân loại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Phân loại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, thì những sai phạm đó tùy vào nhiều yếu tố sẽ bị phân loại để xử lý đúng mực. Hiện nay, đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm. […]

    Nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền logo

    Nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền logo

    Logo hay còn gọi là thương hiệu nhận diện của cá nhân tổ chức được gắn lên sản phẩm, dịch vụ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nhìn thấy logo – người tiêu dùng có thể dễ dàng […]

    Hiểu thế nào cho đúng về tác phẩm phái sinh?

    Hiểu thế nào cho đúng về tác phẩm phái sinh?

    Sự sáng tạo trong nghệ thuật là yếu tố cần thiết góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ trong lĩnh vực khoa […]

    Thủ tục giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp mới nhất

    Thủ tục giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp mới nhất

    Khiếu nại sở hữu công nghiệp là quyền của các tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định của cơ quan quản lý nhà nước.  Bài viết sau cung cấp các thông […]

    Facebook của chúng tôi