Lại bàn về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu

Nếu không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro như mất thương hiệu, mất quyền sáng chế, mất quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, mất bí mật thiết kế và sẽ bị các đối thủ khác cạnh tranh không lành mạnh…

Năm 1998, một số DN phát hiện sản phẩm kẹo dừa Bến Tre bị một đối tác làm nhái và đăng ký độc quyền nhãn hiệu này ở Trung Quốc. Năm 2001, hàng loạt DN như Vinataba, Trung Nguyên, Vifon… phát hiện thương hiệu của mình bị đăng ký tại nhiều quốc gia.

Nước mắm Phú Quốc, nước mắm nhĩ Phan Thiết của Việt Nam nhiều năm nay liên tục công ty nước ngoài đăng kí nhãn hiệu. Hay cà phê Buôn Mê Thuột, thương hiệu cà phê Đắc Lắk …đều trở thành đối tượng củaviệc ăn cắp thương hiệu.

Không chỉ ở Việt Nam, mà vấn đề này còn diễn ra tại rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Nói gì thì nói, nhưng mục đích của việc ăn cắp thương hiệu đó là lợi nhuận, là kinh tế, là tiền. Mà vì tiền thì mọi chuyện có thể xảy ra, bởi ai cũng không phủ nhận được sức cám giỗ của đồng tiền.

Nếu ý thức hết được giá trị to lớn của thương hiệu tác động tới thành công của doanh nghiệp như thế nào thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không mải miết chạy theo con số, lợi nhuận mà quên rằng yếu tố quan trọng nhất, đó là tên tuổi, là thương hiệu của mình.

Để đến khi có sự tranh chấp xảy ra, thương hiệu có nguy cơ hoặc đã bị đánh cắp, các doanh nghiệp mới vắt chân lên cố, chạy ngược nhảy xuôi tìm cách giải quyết. Nhưng vẫn đề ở chỗ, khi đến lúc đó, thì mọi việc có thể đã trở thành “chuyện đã rồi” và trên thực tế, thì việc đòi lại thương hiệu của mình của các doanh nghiệp Việt Nam thành công thì ít mà mất mát thì nhiều.

Trên thực tế thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ  nhưng lợi ích từ việc đăng ký bảo hộ mang lại là không thể cân, đo hay đong, đếm được. Vậy tại sao các ông chủ lớn, tính toán giỏi, con mắt nhìn xa, kiến thức sâu rộng lại có những lúc sơ xuất đáng trách vây?. Nhưng những trường hợp dù đã đăng ký bảo hộ tại quốc gia sở tại nhưng vẫn bị ăn cắp thương hiệu tại một số quốc gia khác. Bởi vậy mới nói, Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid là một công cụ bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp tại các quốc gia khác tuyệt vời. Nhờ có văn bản pháp luật này, bạn có thể vừa đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước sở tại vừa có thể bảo hộ tại các quốc gia khác bằng việc đăng ký bảo hộ quốc tế và chỉ định các quốc gia bạn muốn bảo hộ nhãn hiệu tại đó. Việc chỉ định này đã hạn chế phần trăm việc bị đánh cắp thương hiệu của mình xuống mức tối thiểu, khiến việc bảo hộ thương hiệu trở nên tuyệt đối hơn.

Vì vậy, có thể nói việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không bao giờ là thừa, là mất thời gian, nhất là trong thời kỳ mà công nghệ hiện đại, thông tin cập nhập từng giây. Các doanh nghiệp nên đánh giá việc bảo hộ thương hiệu của mình một cách tốt nhất, hãy đặt mình trở thành” nhà tiêu dùng thông thái” để đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp, công ty, cho quyền và lợi ích của chính mình.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình trên thế giới. Trong bài viết sau, ASLAW sẽ đưa ra một góc nhìn mới về nhãn hiệu tại Việt Nam: “Sợ mất hơn lo được” Người ta thích tới […]

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Thương hiệu, nói trắng ra chính là nhãn hiệu đã được “tôi luyện” qua thời gian và đi vào lòng người sử dụng. Hay nói cách khác, đó chính là danh tiếng của công ty, bộ mặt của công ty. […]

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Người thành công trong kinh doanh, không phải chỉ vì họ giỏi hay có sẵn “nhà cao cửa rộng” mà thực chất, quan trọng nhất chính là cách nghĩ của họ. Người thành công luôn chú ý đến những điều […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Facebook của chúng tôi