Quyền tự bảo vệ là một quyền dân sự mà theo đó người có quyền lợi bị xâm phạm tự mình tiến hành những biện pháp mà không cần yêu cầu tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 255-BLDS 2005 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyên sở hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu. Đồng thời, chủ sở hữu cũng có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật kamagra 100mg deutschland. Như vậy, về bản chất, quyền tự bảo vệ được chính chủ sở hữu nhãn hiệu thực thi mà không có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trái ngược với quy định trong điều 255-BLDS, điều 198-luật SHTT lại quy định quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm cả quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của luật SHTT và khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Quy định này không những mâu thuẫn với quy định về quyền tự bảo vệ tại điều 255-BLDS mà còn làm sai lệch đi bản chất thật sự của quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu. Sự mâu thuẫn giữa quy định của luật chung và luật riêng sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Thiết nghĩ, các nhà làm luật nên sửa đổi điều 198 theo hướng hợp lý hơn và phù hợp với quy định của luật chung.
Liên hệ
-Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh. -Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn […]
Quyền tự bảo vệ chống hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Khi quyền độc quyền nhãn hiệu bị vi phạm hoặc có dấu hiệu bị vi phạm một cách trái pháp luật thì chủ sở hữu quyền […]
Bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hình sự là sự ghi nhận và bảo vệ bằng các chế tài pháp lý hình sự của quốc gia đối với quyền SHCN khi các quyền lợi này bị hành xâm phạm […]
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, sáng chế, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp….)đối […]
Biện pháp hành chính thường được chủ sở hữu lựa chọn khi xảy ra hành vi xâm phạm vì việc xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính thường được giải quyết trong thời gian ngắn, […]