Tách đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc trên cơ sở chủ động, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).

Đặc điểm: Đơn được tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu (đơn bị tách) hoặc ngày ưu tiên của đơn bị tách

Ví dụ:    Ngày 01/01/2011 tiến hành nộp đơn Kiểu dáng A số đơn 3-2011-000086

Đến ngày 02/10/2012 chủ đơn chủ động tách đơn Kiểu dáng A thành đơn Kiểu Dáng B với số đơn 3-2012-000898 với ngày nộp đơn là ngày 01/01/2011.

Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.

Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Những điều cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Những điều cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Quyền sở hữu trí tuệ không còn là vấn đề mới mẻ và đã được pháp luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nhiều hành vi đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra và ngày càng […]

    04 lý do cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    04 lý do cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Bên cạnh nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cũng là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ vô hình mà có giá trị quan trọng đối với các cá nhân và mỗi doanh nghiệp. Như vậy, […]

    Những đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

    Những đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

    Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay, các cá nhân, tổ chức đã dần nâng cao ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể ở đây là bảo […]

    3 điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    3 điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, không phải kiểu dáng nào cũng được bảo hộ. Vậy, những […]

    Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

    Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

    Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là công việc bắt buộc trong quá trình thẩm định nội dung. Việc tra cứu các thông tin về kiểu dáng công nghiệp nhằm mục đích đáng giá kiểu dáng công nghiệp nêu trong […]

    Facebook của chúng tôi