Thiết kế thương hiệu, những vấn đề cần lưu tâm

Thiết kế thương hiệu, những vấn đề cần lưu tâm. Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với sản phẩm/ dịch vụ hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh tế.

Thiết kế nhận diện thương hiệu là cách tốt nhất để truyền thông đến với Khách Hàng, mang đậm bản sắc văn hóa của Doanh nghiệp, đó là một công cụ để quảng bá thương hiệu hữu hiệu, là một tài sản cần phải chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu trên con đường xây dựng trở thành một thương hiệu mạnh. Ví dụ khi nghĩ đến các hãng xe máy người tiêu dùng luôn nghĩ đến hãng :Hon đa, Yamaha; bột giặt: omo;  nước uống:lavie…..

Để có một thương hiệu ấn tượng độc đáo và gắn với sản phẳm / dịch vụ của mình thì khi thiết kế thương hiệu các công ty, cá nhân cần phải tuân theo những quy định nào? Và  lưu ý những vấn đề gì.

Từ những nhãn hiệu thành công ( sử dụng lâu năm, chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng biết đến), có thể thấy khi thiết kế một thương hiệu cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

–  Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết.

thiet-ke-thuong-hieu

–    Không chỉ là phần chữ trong nhãn hiệu mà nên sử dụng hình ảnh hoặc kết hợp cả hai, tạo được ấn tượng, hình ảnh đẹp mắt, chú ý phần chữ và phần hình dễ nhớ, dễ truyền thụ và phổ biến.

–    Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác, do vậy cần phải kiểm tra và đối chiếu trước khi sử dụng thương hiệu đó.

–    Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: mô tả hàng hóa/ dịch vụ, dấu hiệu chỉ dân thời gian, nguồn gốc địa lý, hình vẽ diễn tả hàng hóa, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phương pháp sản  xuất, số lượng, chất lượng, chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng.

–    Không sử dụng các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng hoặc các đặc tính khác gây nhầm lẫn hoặc người tiêu dùng hiểu lầm.

–    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ quan nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, hình ảnh lãnh tụ, danh nhân văn hóa.

–    Lưu ý về khía cạnh thẩm mỹ như cần phải đẹp, độc đáo, gây ân tượng với người tiêu dùng.

Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp.

Hiện nay trong thực thế, rất nhiều công ty, nhà thiết kế thương hiệu chưa cập nhật hết được những dữ liệu nhãn hiệu, bản quyền. Vì vậy những thương hiệu được thiết kế ra thường không được sử dụng trên thị trường hoặc không được người tiêu dùng biết đến, những lỗi mà người thiết kế thương hiệu thường mắc phải:

–    Sử dụng hình ảnh của các thương hiệu trước đó

–    Thương hiệu thiết kế quá phức tạp, rắc rối, khó tạo được ấn tượng đối với người tiêu dùng

–    Sao chép thương hiệu của người khác

–    Sử dụng quá nhiều chữ trong thương hiệu.

…….

Để khắc phục được những lỗi về thiết kế thương hiệu thì trước hết các công ty, doanh nghiệp cá nhân trước khi thiết kế phải xác định mục tiêu và đưa ra ý tưởng như sau:

–    Biết cách phân khúc thị trường hay nhằm đúng khách hàng mục tiêu và xác định đúng đối

thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như thành lập một hãng cà phê, đừng chăm chăm xác định mục tiêu là các nhãn hiệu lớn như cà phê Trung Nguyên hay Starbucks  làm đối thủ cạnh tranh.

–    Thứ hai, phải tạo sự khác biệt, nếu muốn thành công không cần phải tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà là hãy làm khác đi và điều đó phụ thuộc vào chiến lược của mỗi công ty, của mỗi cá nhân.

–    Thứ ba, thiết kế thương hiệu có thể do mình tự thiết kế hoặc thuê các công ty thiết kế, Tuy nhiên để chắc chắn rằng thương hiệu của mình khi được thiết kế không vi phạm nhãn hiệu, bản quyền của bên nào thì cần có sự hỗ trợ , tư vấn pháp lý của các nhà tư vấn luật.

Thương hiệu tạo ra hình thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị “thương hiệu” là triển vọng thuận lợi mà thương hiệu đó có thể đem lại thuận lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình trên thế giới. Trong bài viết sau, ASLAW sẽ đưa ra một góc nhìn mới về nhãn hiệu tại Việt Nam: “Sợ mất hơn lo được” Người ta thích tới […]

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Thương hiệu, nói trắng ra chính là nhãn hiệu đã được “tôi luyện” qua thời gian và đi vào lòng người sử dụng. Hay nói cách khác, đó chính là danh tiếng của công ty, bộ mặt của công ty. […]

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Người thành công trong kinh doanh, không phải chỉ vì họ giỏi hay có sẵn “nhà cao cửa rộng” mà thực chất, quan trọng nhất chính là cách nghĩ của họ. Người thành công luôn chú ý đến những điều […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Facebook của chúng tôi