Vi phạm bản quyền đối với thiết kế Blog cá nhân

Nhắc tới Blog khiến chúng ta thường liên tưởng tới trang web của cá nhân nơi mà mỗi người thể hiện và truyền tải ý tưởng và tâm sự của bản thân nhằm giải tỏa những căng thẳng  và lo âu trong cuộc sống. Thế nhưng sự riêng tư, mang đậm dấu ấn cá nhân ấy đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng và ngày càng phổ biến hơn khi nhìn từ góc độ quyền tác giả với thiết kế Blog .

Khi tạo lập một Blog, người chủ sở hữu của Blog đã bỏ ra nhiều công sức trí tuệ, thời gian và tâm tư để sáng tạo ra cách trang trí cũng như thiết kế Blog đẹp mắt và phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Có thể nói thiết kế mà họ tạo ra là thành quả cho sự say mê, sáng tạo mang đặc thù của mỗi cá nhân không ai mong muốn “đứa con tinh thần” mà mình tạo ra hướng tới mục đích riêng tư lại bị người khác sao chép hay sử dụng một cách tụ do và không có sự kiểm soát.

Trên thực tế, không ít những chủ Blog hay thâm chí là những người đang thực hiện hành vi vi phạm cũng không hiểu rõ vấn đề về xâm phạm quyền tác giả. Người chủ Blog không nắm rõ quyền cũng như cách bảo vệ quyền tác giả của mình khi bị xâm phạm. Những người thực hiện hành vi xâm phạm không ý thức được hành vi mình đang làm đã làm tổn hại tới quyền của những chủ Blog.

Người thiết kế Blog, chủ sở hữu của Blog sẽ có các quyền tác giả đối với thiết kế trang web đó và được bảo hộ tự động theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân khác cần tôn trọng quyền tác giả của người thiết kế-chủ sở hữu Blog, cần hiểu rõ các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả, cụ thể:

+     Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

+     Mạo danh tác giả.

+     Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

+     Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

+     Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+     Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

+     Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định người làm tác phẩm phái sinh không cần xin phép của tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh

+     Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định về những trường hợp không phải xin pháp tác giả, chủ sở hữu khi sử dụng tác phẩm.

+     Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

+     Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+     Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+     Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

+     Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

+     Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

+     Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

+     Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp sử dụng thiết kế Blog mà không xin phép đều bị coi là vi phạm quyền tác giả, cụ thể là: (theo Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung của Luật sở hữu trí tuệ)

+     Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

+     Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

+     Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

+     Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

+     Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

+     Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

+     Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

+     Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó

+     Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

+     Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm phải tôn trọng các quyền nhân thân và quyền tài sản của người thiết kế, chủ sở hữu thiết kế Blog; không được tiến hành các hoạt động gây cản trở hay tổn hại tới người thiết kế, chủ sở hữu.

Các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết kế Blog của cá nhân cần nâng cao nhận thức và tuân theo các quy định của pháp luật nhằm tạo lên một môi trường pháp lí lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

5/5 - (2 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình trên thế giới. Trong bài viết sau, ASLAW sẽ đưa ra một góc nhìn mới về nhãn hiệu tại Việt Nam: “Sợ mất hơn lo được” Người ta thích tới […]

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Thương hiệu, nói trắng ra chính là nhãn hiệu đã được “tôi luyện” qua thời gian và đi vào lòng người sử dụng. Hay nói cách khác, đó chính là danh tiếng của công ty, bộ mặt của công ty. […]

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Người thành công trong kinh doanh, không phải chỉ vì họ giỏi hay có sẵn “nhà cao cửa rộng” mà thực chất, quan trọng nhất chính là cách nghĩ của họ. Người thành công luôn chú ý đến những điều […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Facebook của chúng tôi