Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, không phải kiểu dáng nào cũng được bảo hộ. Vậy, những kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nào để được chấp nhận bảo hộ. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích các điều kiện để một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Trước hết, cần thiết phải làm rõ định nghĩa Kiểu dáng công nghiệp. Theo quy định tại Điều 4.13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là tất cả những đặc điểm là hình dáng bề ngoài của sản phẩm, cụ thể được thể hiện qua các yếu tố như hình khối, màu sắc, đường nét hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên. Như vậy, Kiểu dáng công nghiệp có thể hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, giống như ngoại hình của con người.
Về điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định các kiểu dáng công nghiệp để được bảo hộ cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Tính mới được hiểu là sự khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng đã được bộc lộ công khai. Kiểu dáng công nghiệp cũng phải đảm bảo được sự “khác biệt đáng kể”, khác biệt này không đơn thuần chỉ bao gồm các khác biệt về những đặc điểm dễ nhận biết, ghi nhớ,.. mà cần phải tạo ra sự khác biệt với các kiểu dáng khác. Bộ lộ công khai có thể hiểu là việc sử dụng, mô tả dưới dạng văn bản hay bất kỳ một hình thức nào khác. Như vậy, nếu kiểu dáng công nghiệp đã được đưa vào sử dụng, thì bị xem là đã mất đi tính mới, đồng nghĩa với việc không thể đăng ký bảo hộ. Khi thẩm định tính mới của kiểu dáng công nghiệp, có một số trường hợp ngoại lệ mà kiểu dáng công nghiệp không bị xem là mất đi tính mới, cụ thể như sau:
Nếu kiểu dáng công nghiệp đã được công bố, bộc lộ theo 1 trong 3 trường hợp trên thì vẫn không bị xem như bị mất tính mới.
Tính sáng tạo nhấn mạnh đến quá trình tạo ra kiểu dáng đó. Đây không thể là một kiểu dáng mà bất cứ ai với hiểu biết trung bình trong lĩnh vực đó cũng có thể tạo ra, mà phải là kết quả của quá trình nghiên cứu, đầu tư thời gian và công sức.
Tính áp dụng trong công nghiệp tức là kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký cần có khả năng đem ra làm mẫu, phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt để tạo ra sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Điều này hướng tới thực tiễn sản xuất, giúp đảm bảo kiểu dáng đó có thể được sản xuất ra sản phẩm với một phương pháp, quy mô nhất định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, một kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng đồng thời cả ba điều kiện trên (tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp) để được bảo hộ tại Việt Nam. Nếu chỉ một trong ba điều kiện trên không được đáp ứng, nhãn hiệu của bạn sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối chấp nhận bảo hộ.
Liên hệ
Contents1. Kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính mới2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo3. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính áp dụng trong công nghiệp Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt […]
Contents1. Kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính mới2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo3. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính áp dụng trong công nghiệp Trong ngành thời trang, sự độc đáo và phong […]
Contents1. Kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính mới2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo3. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính áp dụng trong công nghiệp Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản […]
Contents1. Kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính mới2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo3. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính áp dụng trong công nghiệp Trong lĩnh vực công nghệ, việc đánh giá và […]
Contents1. Kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính mới2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo3. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính áp dụng trong công nghiệp Trong thị trường toàn cầu ngày nay, việc bảo […]