Ba cái nhất để xử lý vi phạm bản quyền

Ba cái nhất để xử lý vi phạm bản quyền

Vào cuối thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai, Hưng Đạo Vương từng viết về nỗi lòng mình với kẻ thù trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Người rằng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…” như để giãi bày sư căm giận trước thực trạng ngoại xâm.

Trải qua gần mười thế kỷ từ sau cuộc chiến ấy, ngày hôm nay, một lần nữa, tôi lại được nghe câu nói ấy. Nhưng lần này, không phải lời của người xưa mà thật bất ngờ, nỗi lòng của Hưng Đạo Đại Vương được các anh chị em trong giới nghệ sĩ, nhạc sĩ “mượn” để giãi bày nỗi lòng trước thực trạng “nạn vi phạm bản quyền âm nhạc, điện ảnh, thời trang” đang tràn lan thị trường Việt Nam mà không có cách nào ngăn chặn và hạn chế?

Làm sở hữu trí tuệ nhưng tôi may mắn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều anh chị là nhạc sĩ, ca sĩ; đôi khi là các nhà thiết kế thời trang, các đạo diễn phim điện ảnh bởi nghề tay trái – làm MC của mình. Không ít lần, phía sau sân khấu, khi ánh đèn không còn rực sáng, tôi được nghe những tâm sự nghề nghiệp và trong đó cả những vấn đề như “bài hát của anh mới bị đạo nhạc, sao lời…” hay “bô sưu tâp này mới nhưng trên thị trường đã có đầy mẫu bán hàng loạt, từ ngoài chợ cho đến trong shop rồi em ạ…”. Ẩn sau những câu nói ấy là một nỗi buồn trong mắt họ, tôi biết và tôi hiểu cảm giác đó, cảm giác khi mà đứa con tinh thần của mình bị người khác lấy cắp, sử dụng ngang nhiên mà không hề “bị” xử lý hay “trừng phạt” nào? Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn và có thể xử lý vi phạm đối với những hành vi đó? Để “những đứa con tinh thần” của người nghệ sĩ được trọn vẹn tỏa sáng trong vòng bảo vệ của pháp luật? Câu hỏi ấy cứ ám ảnh và khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều về chiếc chìa khóa trong thực trạng trên.

Thực tế nghề nghiệp với nhiều lần trực tiếp giúp khách hàng xử lý vi phạm quyền tác giả. Giờ đây, mỗi lần được chia sẻ về tâm tư của các anh chị em nghệ sĩ, tôi vẫn thường tư vấn hay nói một cách thân quen là gợi ý cho họ những cách “gỡ rối” sau:

Thứ nhất, hãy làm “khai sinh” cho “đứa con” của mình: Việc đăng ký bản quyền không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền, quyền tác giả nhằm mục đích được pháp luật ghi nhận các thông tin về tác giả và tác phẩm. Đây là một trong những cơ sở pháp lý vững chắc để khi xảy ra vi phạm, “cha đẻ” của những tác phẩm đó có thể tiến hành xử lý vi phạm. Theo quy định của Pháp luật Sở Hữu Trí Tuệ, các tác phẩm thuộc lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thời trang, mỹ thuật… đều có thể đăng ký bản quyền và quyền tác giả.

Thứ hai, đừng “im lặng” mà hãy thực thi quyền: Đa số những người mà tôi gặp, họ chia sẻ và tâm sự nhưng không mấy ai nghĩ đến việc phải hành động. Xin đừng như vậy! Khi xác lâp quyền bằng việc đăng ký bản quyền, quyền tác giả thì “cha đẻ” của những tác phẩm đó hãy “hành động”, hãy lên tiếng để bảo vệ “đứa con” của mình. Họ có quyền được khởi kiện, được yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và đòi bồi thường cho hành vi xâm phạm tới tác phẩm của họ.

Thứ ba, “đoàn kết” là sức mạnh vô địch: Xưa nay, bằng sức mạnh tập thể mà dân tộc ta đã vượt qua tất cả những kẻ thù xâm lược. Tôi tin rằng, với sức mạnh đoàn kết, chung tay hành động của tất cả các anh chị em nhạc sĩ, nhà thiết kế thời trang, đạo diễn… nhằm mục đích xác lập quyền và xử lý vi phạm đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Để chung tay góp sức vào vấn đề hạn chế xử lý vi phạm những hành vi vi phạm bản quyền, quyền tác giả, chúng tôi – Đại diện Sở hữu Công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam luôn sẵn sàng tư vẫn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc trong vấn đề xác lập quyền, thực thi quyền và các vấn đề liên quan.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Một số phương pháp định giá thương hiệu

    Một số phương pháp định giá thương hiệu

    Thương hiệu được tạo lập dựa trên uy tín, thời gian, phạm vi hoạt động. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng nhận biết và đánh giá. Để tính toán giá trị […]

    Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?

    Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?

    Ngoài các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp cũng có những tài sản vô hình. Một trong số đó chính là tài sản về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng xuất phát từ những nỗ lực sáng tạo của […]

    Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng những điều kiện nào?

    Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng những điều kiện nào?

    Trong hoạt động mua bán thương mại, bí mật kinh doanh có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Bí mật kinh doanh thu được từ những kinh nghiệm và kiến thức khi các chủ thể tham gia thương mại. Chính […]

    Facebook của chúng tôi
    Contact Me on Zalo
    0914195266