Bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản

Bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản – Là một cường quốc kinh tế, luôn thuộc top đầu trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ trên thế giới. Bởi vậy, thương hiệu của Nhật Bản luôn có uy tín cao và tạo được niền tin cho khách hàng. Chính vì vậy, việc bảo hộ thương hiệu rất quan trọng và cần thiết.

Bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản

Bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản

Để bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản, cá nhân và tổ chức cần chú ý những điều sau:

1. Nguyên tắc nộp đơn

Nhật Bản áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo đó, nếu hai hay nhiều người cùng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trùng nhau hoặc tương tự nhau cho cùng hàng hoá, dịch vụ hoặc cho hàng hoá, dịch vụ tương tự thì người nào nộp đơn đầu tiên với ngày nộp đơn sớm nhất sẽ được chấp nhận đơn.

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu – Dịch vụ dăng ký thương hiệuLuật sư: Đỗ Bá Thích
(+84)0914 195 266
Email: info@aslaw.vn

2. Hồ sơ cần thiết

Cũng giống như Việt Nam, đơn và các tài liệu liên quan bắt buộc phải được dịch ra tiếng Nhật. Đơn được nộp phải có đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên và địa chỉ hoặc nơi cư trú của Người nộp đơn;

+ 20 mẫu nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ có kích thước không quá 8cm x 8cm;

+ Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu xin đăng ký;

+ Tài liệu ưu tiên (nếu có);

+ Giấy ủy quyền;

+Phí ,lệ phí.

Lưu ý:

+ Nhật Bản chấp nhận một đơn nhãn hiệu đăng ký cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ;

+ Khác với Việt Nam, ở Việt Nam sử dụng hệ thống phân laọi hàng hóa /dịch vụ quốc tế theo thỏa ước Nice thì tại Nhật Bản áp dụng song song hệ thống phân loại hàng hoá/dịch vụ quốc tế theo Thoả ước Nice và theo hệ thống phân loại quốc gia của Nhật Bản.

3. Quá trình thẩm định đơn

+ Xét nghiệm hình thức

Mục đích của giai đoạn xét nghiệm hình thức là nhằm kiểm tra xem các tài liệu đã nộp có đầy đủ không, có tuân thủ hình thức quy định không, còn có thiếu thông tin gì không. Trong trường hợp phát hiện có các thiếu sót về hình thức, JPO sẽ ấn định một khoảng thời gian nhất định để người nộp đơn sửa chữa những thiếu sót đó.

Nếu đơn không phải sửa đổi, bổ sung, đơn sẽ được công bố chi tiết trên công báo nhãn hiệu và chuyển sang giai đoạn xét nghiệm nội dung.

+ Công bố đơn

Đơn sau khi được công nhận là hợp lệ sẽ được công bố chi tiết trên công báo nhãn hiệu hàng hoá tại Nhật Bản.

+ Xét nghiệm nội dung

Mục đích của giai đoạn xét nghiệm nội dung là nhằm đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu theo các tiêu chuẩn bảo hộ. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, xét nghiệm viên sẽ ra quyết định cấp đăng ký.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra quyết định cấp đăng ký hoặc ngày quyết định của Toà án về việc đăng ký có hiệu lực, người nộp đơn phải hoàn tất việc nộp phí đăng ký. JPO có thể gia hạn việc nộp phí nhưng không quá 30 ngày. Ngày người nộp đơn hoàn tất việc nộp phí đăng ký được coi là ngày nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký.

4. Thời hạn bảo hộ và Gia hạn hiệu lực đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thời hạn bảo hộ đối với quyền nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm tính từ ngày được đăng ký. Thời hạn này có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Đơn gia hạn có thể được nộp trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn hiệu lực. Đơn gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không được quá 6 tháng tính từ ngày đăng ký hết hiệu lực, ngoài phí gia hạn, chủ sở hữu phải nộp thêm tiền phạt nộp muộn.

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu – Dịch vụ dăng ký thương hiệuLuật sư: Đỗ Bá Thích
(+84)0914 195 266
Email: info@aslaw.vn
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Tầm Quan Trọng của Việc Đăng Ký Nhãn Hiệu cho Các Sản Phẩm Thời Trang

    Tầm Quan Trọng của Việc Đăng Ký Nhãn Hiệu cho Các Sản Phẩm Thời Trang

    Việc đăng ký nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và xây dựng thương hiệu trong ngành thời trang. Đặc biệt, khi ngành công nghiệp này luôn phát triển với tốc độ nhanh […]

    Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid

    Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid

    Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trước khi làm thủ tục đăng ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid. […]

    Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Anh

    Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Anh

    Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Anh cũng giống như quy định về đăng ký nhãn hiệu của phần lớn các nước trên thế giới như nhãn hiệu tại Việt Nam, Nhãn hiệu tại Hàn Quốc, Malaysia…bao gồm: tờ khai, mẫu […]

    Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu

    Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu

    Công ước paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa – Đăng ký nhãn hiệu theo công ước paris thì người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn bảo hộ ở các nước thành viên với hình thức ban đầu của nhãn hiệu đó […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid như thế nào?

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid như thế nào?

    Trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid cần chỉ rõ các nước thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Các thủ tục nộp đơn và quá trình […]

    Facebook của chúng tôi
    Contact Me on Zalo
    0914195266