Biện Pháp xử lý hình sự – Vi phạm sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) bằng biện pháp hình sự là sự ghi nhận và bảo vệ bằng các chế tài pháp lý hình sự của quốc gia đối với quyền SHCN khi các quyền lợi này bị hành xâm phạm gây nên thiệt hại.

Trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, biện pháp này thường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các hành vi xâm quyền của chủ sở hữu, gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Cơ sở pháp lý quyền sở hữu trí tuệ

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự đã được ghi nhận trong pháp luật quốc tế. Điều 61 Hiệp định TRIPS quy định rằng: “Các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các thành viên có thể quy định thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại”

Pháp luật Việt Nam ghi nhận việc xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu bằng biện pháp này tại bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và luật SHTT năm 2005. Theo đó, các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự (điều 212-luật SHTT 2005). Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án. Theo các quy định của pháp luật cụ thể trong bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì cơ chế pháp lý hình sự để bảo vệ quyền SHCN được áp dụng cho các tội danh sau:

 

-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điều 156)
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính…hoặc đã bị kết án về một trong số các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Ngoài ra ở các khung tăng nặng và bổ sung, người phạm tội có thể bị phạt tới mười lăm năm tù, phạt tiền đến năm mươi triệu đồng đồng thời tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ một đến năm năm.

-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. (điều 157)
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm. Ngoài ra khung hình phạt tăng nặng còn từ năm đến mười năm, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ một đến năm năm.

-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (điều 158) với mức hình phạt là từ một đến năm năm. Đối với khung hình phạt tăng nặng thì bị phạt tù từ ba đến mười lăm năm, bị phạt tiền từ năm đến năm mươi triệu đồng.

-Đặc biệt, bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã thêm vào một tội danh mới đó là tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại điều 171. Theo đó:

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm”.

Việc quy định hành vi xâm phạm quyền SHCN là một loại tội phạm mới trong bộ luật hình sự 1999 chứng tỏ nhà nước đã coi hành vi xâm phạm quyền SHCN là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, mức xử phạt đối với những hành vi này là quá nhẹ so với hậu quả mà nó gây ra. Ví dụ: Hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái có thể gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, khiến cho uy tín của doanh nghiệp chân chính bị giảm sút. Lợi nhuận thu được từ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là rất nhiều nhưng bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định mức tiền phạt tối đa năm mươi triệu đồng là quá nhẹ. Đối với những mặt hàng liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, hàng giả có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người. Hậu quả của các hành vi xâm phạm quyền SHCN gây ra không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người tiêu dùng mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, khung hình phạt cao nhất cho những hành vi này chỉ là mười lăm năm tù. Điều này không đủ răn đe các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Do vậy, nhà nước cần tăng tính nghiêm khắc cho các chế tài pháp lý hình sự, cần có những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với những hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam theo quy định mới nhất

    Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam theo quy định mới nhất

    ContentsCơ sở pháp lý quyền sở hữu trí tuệ1. Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    ContentsCơ sở pháp lý quyền sở hữu trí tuệ1. Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    ContentsCơ sở pháp lý quyền sở hữu trí tuệ1. Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị […]

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    ContentsCơ sở pháp lý quyền sở hữu trí tuệ1. Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị […]

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    ContentsCơ sở pháp lý quyền sở hữu trí tuệ1. Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị […]

    Facebook của chúng tôi