Noo Phước Thịnh vừa dính vào một vụ kiện bản quyền có giá lên đến hơn 800 triệu. Đây không phải trường hợp đầu tiên việc vi phạm bản quyền được “khui” ra. Chắc hẳn rằng, sau khoản tiền 800 triệu, Noo sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ truyền thông cũng như từ người nghe. Chính vụ việc này cũng cho chúng ta những bài học hay mà chắc hẳn rằng không phải ai cũng nhận ra.
Hay nói cách khác, không ai cho không ai bao giờ. Dù là một cây kẹo hay một lời khuyên, một lần giúp đỡ… đều phải “trả” một cái giá bất kì, không sớm thì muộn, đừng nói gì là một đoạn nhạc (dù nhỏ). Đó là quy luật nhân quả trong cuộc sống được chiêm nghiệm và thừa nhận. Dù chỉ chưa đầy 1 phút, nhưng đoạn nhạc được cho là bị “ăn cắp” bản quyền cũng là tài sản trí tuệ của tác giả. Vì nó là tài sản trí tuệ, tài sản vô hình, nên việc định giá càng khó, việc “hô” giá trên trời là hoàn toàn có thể. Chính vì vậy, nếu muốn “dùng” hãy học “trả phí”, vừa văn minh, vừa đỡ… bị kiện.
Cũng như trên, không có gì là miễn phí cả, nên đừng dùng “đồ có sẵn” nếu “không hiểu biết”, nhất là pháp luật. Trong cuộc sống cũng có những trường hợp “miễn phí” về một góc độ nào đó, tất nhiên, không ảnh hưởng tới quyền lợi của ai thì vẫn “miễn phí” được. Pháp luật Sở hữu trí tuệ cũng chẳng hề ngăn cấm việc sử dụng miễn phí nhưng chỉ cho một số trường hợp nhất định với mục đính phi thương mại. Nghĩa là, bản quyền của tôi đấy, anh được dùng để học tập, để nghiên cứu, … chỉ không được để bán. Mà nếu bán thì phải xin phép và trả tiền cho tôi. Hiển nhiên rồi, đó là “đồ” của tôi mà.
Mọi chuyện vẫn ổn nếu “Chạm khẽ tay anh một chút thôi” không nổi tiếng, có lẽ vậy. Tất nhiên, đây là chuyện may rủi. Nhưng cái “rủi” thường đến nhanh hơn và nhiều hơn khi bạn “nổi tiếng”. Khi đó, nhiều người biết đến bạn hơn, đồng nghĩa với nhiều rắc rối hơn. Nếu Noo Phước Thịnh không có bài hát 30 triệu View, nếu “chạm khẽ tay anh một chút thôi” không được nhiều người biết đến, vậy thì mấy ai quan tâm hay tìm ra vụ vi phạm bản quyền này? Tôi không nói bạn không nên nổi tiếng để che dấu những “lỗi lầm” của mình. Tôi muốn nói, về góc độ nào đó, mức độ nổi tiếng của bạn ảnh hưởng tới quyền lợi của người khác và khiến người khác “ghen tị”. Đó là sự thật trong cuộc sống. Tất nhiên, trong trường hợp này vị nhạc sĩ kia hoàn toàn có quyền khởi kiện để bảo vệ chính mình. Thế nhưng, trong cuộc sống, dù những người khác “không có quyền” họ vẫn “cố tìm ra quyền” mà kéo bạn xuống.
Người ta không chú ý nhiều đến bản quyền. Hàng ngày, việc xâm phạm bản quyền vẫn xảy ra nhan nhản ở khắp mọi chốn. Thế nhưng sau vụ này mới thấy, bản quyền có giá như thế nào.
Chính vì vậy, hãy cẩn thận với bản quyền.
Liên hệ
ContentsBài học thứ nhất: Không có thứ gì trên đời này là miễn phí.Bài học thứ hai: Đừng dùng “đồ có sẵn” nếu không “biết luật”.Bài học thứ ba: “Vận rủi” thường xuất hiện khi ta “nổi tiếng”.Bài học thứ […]
ContentsBài học thứ nhất: Không có thứ gì trên đời này là miễn phí.Bài học thứ hai: Đừng dùng “đồ có sẵn” nếu không “biết luật”.Bài học thứ ba: “Vận rủi” thường xuất hiện khi ta “nổi tiếng”.Bài học thứ […]
ContentsBài học thứ nhất: Không có thứ gì trên đời này là miễn phí.Bài học thứ hai: Đừng dùng “đồ có sẵn” nếu không “biết luật”.Bài học thứ ba: “Vận rủi” thường xuất hiện khi ta “nổi tiếng”.Bài học thứ […]
ContentsBài học thứ nhất: Không có thứ gì trên đời này là miễn phí.Bài học thứ hai: Đừng dùng “đồ có sẵn” nếu không “biết luật”.Bài học thứ ba: “Vận rủi” thường xuất hiện khi ta “nổi tiếng”.Bài học thứ […]
ContentsBài học thứ nhất: Không có thứ gì trên đời này là miễn phí.Bài học thứ hai: Đừng dùng “đồ có sẵn” nếu không “biết luật”.Bài học thứ ba: “Vận rủi” thường xuất hiện khi ta “nổi tiếng”.Bài học thứ […]