Tôi lên báo dân trí để cập nhập thông tin hiện nay. Ngoài các tin về sự kiện thế giới, tin tức về xã hội, về kinh tế, giải trí, tôi có lướt qua sự kiện trong nước.
Đập vào mắt tôi là bài viết có tiêu đề: Thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc trượt công chức do chưa tâm huyết. Tôi trững lại vài giây, mở bài viết và bắt đầu đọc. Trong bài viết có một vài dòng sự kiện như sau:
“Tại kỳ tuyển dụng công chức thành phố năm 2015, có 63 trường hợp đủ điều kiện tham gia sát hạch tuyển dụng bằng xét tuyển cho 56 vị trí việc làm.
Đối tượng là những người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ ĐH trong nước và những người tốt nghiệp loại giỏi trở lên các trường đại học nước ngoài.
Nhưng có nhiều thí sinh không tâm huyết lắm trong chuẩn bị, định hướng nghề nghiệp vào làm công chức thành phố.
Do đa số hiện đang đi làm kĩ sư ở công trình và các ngành nghề khác bên ngoài nên bận, không có thời gian học.”
Rốt cuộc thì nhiều người bằng giỏi, thạc sĩ, thủ khoa vẫn trượt.
Tôi lại nghĩ họ vì họ bận như báo đưa tin hay vì quá giỏi nên coi thường việc sát hạch, rằng họ chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà không nghĩ tới cái lợi lâu dài. Và tôi nghĩ việc này giống với việc đăng ký nhãn hiệu.
Đã có nhiều bài học lớn liên quan tới vấn đề này, đã có doanh nghiệp đầu tư rất nhiều tài chính, nhân lực vào việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu, rằng khi đã làm ăn năm năm, bảy năm thì đăng ký vẫn chưa muộn. Tuy nhiên, khi quay sang vấn đề pháp lý thì thương hiệu đó lại không được các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho đăng ký vì nhãn hiệu của công ty tương tự tới mức gây nhầm lẫn với một thương hiệu khác đăng kí và được cấp văn bằng bảo hộ trước.
Hay mới đây, khi tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho một khách hàng, chuyên viên bên công ty tôi đã tư vẫn rất tận tình, đưa ra các bước cần làm để tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho khách. Việc đầu tiên mà chuyên viên đề cập tới đó là việc tra cứu nhãn hiệu cho khách. Dẫu biết không phải là bước bắt buộc, thế nhưng đây là một bước cần thiết để bước đầu thực hiện việc đăng ký được thuận tiện hơn. Thế nhưng, khách hàng kiên quyết nói rằng không cần tra cứu, vì đây là nhãn hiệu do chính công ty tự thiết kế, sáng tạo ra, bỏ qua bước này và tiến hành ngay thủ tục nộp đơn đăng ký lên Cục. Khách hàng là thượng đế, phải, thế nhưng khi nộp xong và nhận được thông báo từ Cục mới biết, thượng đế cũng có lúc “tự tin có thừa”, bởi lẽ khi Cục gửi thông báo dự định từ chối cấp văn bằng với lý do nhãn hiệu của khách hàng bị trùng với một nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Vậy là việc đăng ký nhãn hiệu của khách hàng này lại trở về điểm xuất phát. Họ có thể sẽ bị chủ sở hữu của nhãn hiệu đối chứng kiện vì họ cho rằng khách hàng này đã xâm phạm đến quyền lợi của họ, họ phải sáng tạo ra một nhãn hiệu khác để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình và vô vàn việc phải giải quyết sau nữa. Nếu họ thực hiện việc tra cứu thì có thể bây giờ họ chỉ cần đợi thông báo cấp văn bằng, họ có thời gian để đưa ra chính sách vươn mình ra thị trường lớn..Đấy, chẳng phải họ bỏ qua cách “lùi một bước để tiến trăm bước” mà tự mình “nhảy cóc ba bước rồi bị đá về Mo”.
Để giải quyết vấn đề này, khi xây dựng và quảng bá thương hiệu, bên cạnh vấn đề marketing, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới vấn đề tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu, thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để xem thương hiệu dự định phát triển có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, thương hiệu của người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không.
Trên cơ sở xem xét về cấu trúc của nhãn hiệu, hiệu lực của nhãn hiệu đối chứng và nhóm ngành sản phẩm/ dịch vụ của hai nhãn hiệu này mà người nộp đơn có thể đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là cao hay thấp, có nên đăng ký hay phải sửa đổi mẫu nhãn hiệu. Từ đó, bạn có thể thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu trở nên dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm hơn
Bạn tự tin là một điều cần có trong cuộc sống của bạn nó giúp bạn vượt qua mọi rào cản đưa bạn đến thành công, mục tiêu mà bạn đặt ra. Nhưng đừng để tự tin của bạn trở nên thái quá trong mọi việc.
Liên hệ
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]
Thương hiệu được tạo lập dựa trên uy tín, thời gian, phạm vi hoạt động. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng nhận biết và đánh giá. Để tính toán giá trị […]
Ngoài các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp cũng có những tài sản vô hình. Một trong số đó chính là tài sản về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng xuất phát từ những nỗ lực sáng tạo của […]
Trong hoạt động mua bán thương mại, bí mật kinh doanh có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Bí mật kinh doanh thu được từ những kinh nghiệm và kiến thức khi các chủ thể tham gia thương mại. Chính […]