Nhiều người có hỏi tôi là anh cứ giải thích cao siêu về đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu. Anh phải nói sao cho chúng tôi hiểu nhanh nhất chứ. Thôi thì tôi thử giải thích như sau xem các bạn có hiểu không nhé. Nếu các bạn không hiểu thì khả năng tôi phải chuyển nghề là rất cao.
Nói nôm na thế này. Việc đăng ký thương hiệu giống như việc từ yêu một cô gái chuyển sang bước kết hôn vậy. Khi bạn yêu một cô gái không có nghĩa là bạn được sở hữu cô ấy. Bạn chưa là gì của người ta vì vậy bạn không thể lấy lý do đang yêu cô ấy mà ngăn cản những kẻ khác. Tuy nhiên, mọi việc khác đi nếu như bạn đăng ký kết hôn với cô ấy.
Ấy vậy, chớ vội vàng, hãy cận thận. Trước khi được phép đăng ký kết hôn thì bạn phải làm cái khâu là nhờ địa phương xác minh xem cô ấy đã tình cờ thuộc về ai trước đó chưa. Nếu chưa thì bạn mới có thể đăng ký kết hôn với cô ấy được. Sau khi kết hôn quan hệ của 2 bạn được pháp luật bảo vệ. Khi đó, nếu ai dòm ngó thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử phạt kẻ đó. Một số tiền khổng lồ từ 100.000 đến tận 500.000 đồng hoặc hoặc phạt tù đến 3 năm. Ngoài ra, sau một thời gian mà cảm thấy không thể chung một chiến hào với nhau nữa thì các bạn có thể làm đơn ly hôn.
Bạn là người thiết kế, nghĩ ra tên thương hiệu đó. Nhưng không có nghĩa bạn được độc quyền sở hữu thương hiệu này. Bạn được công nhận quyền này nếu bạn đăng ký quyền sở hữu đó. Trước tiên bạn cần kiểm tra thương hiệu đó có ai sử dụng chưa. Nếu có rồi thì bạn sẽ không có quyền đăng ký tiếp. Ngược lại, cơ quan nhà nước sẽ công nhận quyền sở hữu của bạn đối với thương hiệu này. Và sau khi quyền của bạn đã được xác lập bạn sẽ có toàn quyền sở hữu thương hiệu này; bất kỳ ai sử dụng thương hiệu này mà không xin phép của bạn thì bạn cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước xử phạt. Hơn nữa, bạn có 1 quyền từ bỏ thương hiệu nếu thấy nó không còn giá trị.
Vậy đấy, sở hữu thương hiệu và một người vợ có nhiều giá trị giống nhau đến lạ lùng. Bạn có từng nghĩ sẽ bảo hộ thương hiệu trong tay bạn không?
———————-
Lưu ý: Trong luật sở hữu trí tuệ chỉ tồn tại thuật ngữ “Nhãn hiệu”, tuy nhiên để dễ hiểu theo nhận thức chung, tôi mạn phép dùng từ “thương hiệu”.
Liên hệ
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]
Thương hiệu được tạo lập dựa trên uy tín, thời gian, phạm vi hoạt động. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng nhận biết và đánh giá. Để tính toán giá trị […]
Ngoài các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp cũng có những tài sản vô hình. Một trong số đó chính là tài sản về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng xuất phát từ những nỗ lực sáng tạo của […]
Trong hoạt động mua bán thương mại, bí mật kinh doanh có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Bí mật kinh doanh thu được từ những kinh nghiệm và kiến thức khi các chủ thể tham gia thương mại. Chính […]