Công bố tác phẩm- nên hay không?

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe tới các sự kiện công bố tác phẩm văn học, nghệ thuật của nhà văn A, nghệ sĩ B. Hiểu một cách đơn giản thì công bố tác phẩm là đưa tác phẩm tới với công chúng. Vậy có bắt buộc phải công bố tác phẩm hay không và tại sao lại cần công bố tác phẩm?
Công bố tác phẩm được hiểu là việc phát hành bản sao tác phẩm đến công chúng, với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Các hành vi trình diễn một tác phẩm sân khấu, âm nhạc, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng, phát sóng một tác phẩm văn học, trưng bày tác phẩm tạo hình, xây dựng tác phẩm kiến trúc không được coi là công bố tác phẩm
Việc có công bố tác phẩm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Giữa tác phẩm đã công bố và tác phẩm chưa công bố, quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có sự khác biệt. Đối với tác phẩm chưa công bố thì chỉ có tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những người khác được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cho phép, được có quyền sử dụng tác phẩm. Còn đối với tác phẩm đã công bố, pháp luật quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hay các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút,thù lao.


Có thể khi nhìn vào các quy định này nhiều người sẽ nghĩ rằng việc công bố tác phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền tác giả phải đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo, người đầu tư và lợi ích của xã hội. Tác giả sáng tạo ra tác phẩm đương nhiên mong muốn tác phẩm của mình được đưa tới đông đảo công chúng. Một tác phẩm ra đời nhưng công chúng không được tìm hiểu, tiếp xúc với nó thì nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Quy định như vậy có thế đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng cho công chúng tiếp cận tác phẩm và sử dụng chúng vào những mục đích giáo dục, mục đích công cộng. Và cũng qua đó mà công chúng biết tới tác giả. الرهان الرياضي
Bỏ qua vấn đề này, cần khẳng định rằng việc công bố tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm, đem lại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm những lợi ích lớn. لعبه bingo
Việc công bố tác phẩm có liên quan tới việc được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả tại nơi diễn ra hành vi công bố. Các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật được hưởng cơ chế bảo hộ tự động, không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ sẽ đem lại lợi thế lớn cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp về tác phẩm, quyền tác giả. Trong trường hợp tác phẩm không được đăng ký thì việc công bố tác phẩm sẽ là căn cứ có ý nghĩa chứng minh khi có tranh chấp xảy ra, thông qua các bản sao tác phẩm, hay sự công nhận của quần chúng, đặc biệt là ở địa điểm diễn ra việc công bố tác phẩm
Việc công bố tác liên quan đến việc hưởng thời hạn bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là đối với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ không theo nguyên tắc đời người, như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm di cảo và tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, tác phẩm phát sóng. Tác phẩm điện ảnh,nhiếp ảnh,mỹ thuật ứng dụng,tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm,kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh,nhiếp ảnh,mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm,kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm,kể từ khi tác phẩm được định hình.
Công bố tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả. Tuy nhiên, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền công bố hoặc cho người khác công bố và có thể thu được những lợi ích nhất định. Các cá nhân, tổ chức khác không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cho phép mà thực hiện hành vi công bố tác phẩm sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. bet365 عربي
Như vậy, có thể thấy rằng việc công bố tác phẩm có ý nghĩa lớn với chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nói riêng và xã hội nói chung. Việc công bố tác phẩm là rất cần thiết, có nên chăng, pháp luật nên quy định nó là quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chứ không chỉ là quyền như hiện nay.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình trên thế giới. Trong bài viết sau, ASLAW sẽ đưa ra một góc nhìn mới về nhãn hiệu tại Việt Nam: “Sợ mất hơn lo được” Người ta thích tới […]

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Thương hiệu, nói trắng ra chính là nhãn hiệu đã được “tôi luyện” qua thời gian và đi vào lòng người sử dụng. Hay nói cách khác, đó chính là danh tiếng của công ty, bộ mặt của công ty. […]

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Người thành công trong kinh doanh, không phải chỉ vì họ giỏi hay có sẵn “nhà cao cửa rộng” mà thực chất, quan trọng nhất chính là cách nghĩ của họ. Người thành công luôn chú ý đến những điều […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Facebook của chúng tôi