Cuộc chiến công lý ca khúc “Tìm lại bầu trời”

Thời gian gần đây, những ai yêu mến ca sĩ “Tìm lại bầu trời” nói riêng và những ai yêu âm nhạc nói chung chắc chắn đều rất quan tâm tới trường hợp thí sinh trong chương trình thực tế X – Factor vi phạm tác quyền trong việc thể hiện ca khúc “Tìm lại Bầu trời” do nhạc sĩ – ca sĩ Khắc Việt viết dành tặng độc quyền cho Tuấn Hưng.

Trước sự việc trên, ca sĩ Tuấn Hưng người đã mua độc quyền ca khúc “Tìm lại bầu trời” cũng như nhạc sĩ Khắc Việt – cha đẻ của ca khúc đều không kìm chế được sự tức giận và cho rằng:Việc tự ý sử dụng ca khúc “Tìm lại bầu trời” mà không xin phép tác giả sử dụng và ca sĩ mua độc quyền là anh giống như hành động thách thức luật pháp và điển hình là luật bản quyền. Sự việc dường như đang ở mức căng thẳng khi về phía Ban tổ chức chương trình là Công ty Cát Tiên Sa đến nay vẫn chưa có ý kiến hay trả lời nào về trường hợp này.

Liệu rằng “hành động sử dụng ca khúc Tìm lại bầu trời” là hệ quả của việc trốn tránh pháp luật và cố tình thách thức Luật bản quyền hay chỉ đơn giản là sự thiếu hiểu biết và “coi nhẹ” quy định của pháp luật? Bởi lẽ, đây không phải lần đầu tiên “Cát Tiên Sa” có hành vi như vậy trong các chương trình thực tế phát sóng trên truyền hình. Dưới góc độ người làm luật, trưc tiếp tư vấn và giúp đỡ giải quyết, xử lý vi phạm quyền tác giả, tôi xin được chia sẻ một số quy định của pháp luật về trường hợp nào sử dụng tác phẩm/ ca khúc phải xin phép mà không phải trả tiền? Trường hợp nào phải xin phép nhưng không phải trả tiền? Những trường nào mà khi sử dụng ca khúc không phải xin phép cũng không phải trả tiền.

Pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

1.   Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a)   Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b)   Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c)   Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d)   Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ)   Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e)   Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g)   Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h)   Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i)   Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k)   Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2.   Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3.   Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

1.   Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

2.   Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3.   Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”

Như vậy, khi “Cát Tiên Sa” thực hiện Liveshow 4 vòng Tourmalet chương trình “X Factor”, rõ ràng trong trường hợp này, thí sinh Quang Đại thể hiện ca khúc “Tìm lại bầu trời” mà không có bất kỳ sự liên hệ nào với nhạc sĩ – ca sĩ Khắc Việt, ca sĩ Tuấn Hưng – người độc quyền thể hiện ca khúc và thậm chí không có bất kỳ sự liên lạc nào với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả được coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và cụ thể là vi phạm tác quyền trong trường hợp này.

Sau nhiều lần sử dụng ca khúc mà không xin phép trong các chương trình truyền hình thực tế, Cát Tiên Sa đang thực sự gây ra sự phẫn nộ trong giới làm nghệ thuật. Mới đây, ca sĩ “Tìm lại bầu trời” và nhạc sĩ trẻ Khắc Việt đã tuyên bố sẽ đi tới cùng trong sự việc trên cùng với “X Factor” và Cát Tiên Sa.

Đối với những trường hợp cần tư vấn và xử lý vi phạm trong vấn đề bảo vệ quyền tác giả, ASLaw luôn sẵn sang hỗ trợ và giúp đỡ mọi trường hợp. Bởi lẽ, Chúng tôi luôn tin rằng chân lý sẽ thuộc về người biết tôn trọng và làm đúng pháp luật.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình trên thế giới. Trong bài viết sau, ASLAW sẽ đưa ra một góc nhìn mới về nhãn hiệu tại Việt Nam: “Sợ mất hơn lo được” Người ta thích tới […]

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Thương hiệu, nói trắng ra chính là nhãn hiệu đã được “tôi luyện” qua thời gian và đi vào lòng người sử dụng. Hay nói cách khác, đó chính là danh tiếng của công ty, bộ mặt của công ty. […]

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Đăng ký nhãn hiệu – Suy nghĩ của người thành công

    Người thành công trong kinh doanh, không phải chỉ vì họ giỏi hay có sẵn “nhà cao cửa rộng” mà thực chất, quan trọng nhất chính là cách nghĩ của họ. Người thành công luôn chú ý đến những điều […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Facebook của chúng tôi