Tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân tổ chức tại Tuyên Quang với chi phí thời gian nhanh chóng.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Toàn tỉnh có 5 huyện và 01 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn.
Tuyên Quang có rất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các sản phẩm nông sản mang tính đặc hữu của vùng miền được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Điển hình như trồng cam, chè theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP và đã có rất nhiều sản phẩm hàng hóa được Cục sở hữu trí tuệ ( Bộ Khoa học – Công nghệ) công nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa. Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa đã góp phần nâng cao giá trị và giá bán sản phẩm nông nghiệp, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, chiểm lĩnh cả thị trường trong và ngoài nước.
Từ năm 2013 cho tới nay, tỉnh Tuyên Quang đã có hơn 20 hợp tác xã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, tập trung vào các ngành chính như mật ong Phong Thổ, bưởi Xuân Vân, gạo chất lượng cao xã Kim Phú, chè Bát Tiên, vịt bầu Minh Hương, cá chiên Thái Hòa, lạc Chiêm Hóa…Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ chi phí đối với các hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, điều này đã cho thấy rằng việc đăng ký nhãn hiệu không những tránh được những hành động cạnh tranh không lành mạnh mà còn là một bước đệm cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Quá trình đăng ký nhãn hiệu cũng khá phức tạp, do lượng đăng ký nhãn hiệu rất nhiều nên việc trùng nhãn hiệu là điều không thể tránh khỏi, vì vậy công việc đầu tiên nếu muốn công việc đăng ký nhãn hiệu được diễn ra thuận lợi thì cá nhân hoặc tổ chức cần phải tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trên trang thư viện số về sở hữu công nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty tư vấn ASL LAW.
Sau khi tra cứu xong khả năng đăng ký nhãn hiệu, cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau :
+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai, làm theo Mẫu do
Cục Sở hữu trí tuệ ban hành);
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
+ Mẫu nhãn hiệu;
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);
+ Giấy uỷ quyền ( trường hợp thông qua đại diện sở hữu công nghiệp);
+ Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa
đựng các thông tin đó;
+ Chứng từ nộp phí nộp đơn.
+ Bản gốc Giấy uỷ quyền;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
– Lựa chọn 2 phương án nộp đơn:
+ Nộp trực tiếp hoặc gửi thư theo đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (384-386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
+ Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp ( Công ty tư vấn ASL LAW phòng 1704 tầng 17 tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ quận Cầu Giấy TP Hà Nội,…).
– Về thời gian đăng ký nhãn hiệu:
+ Theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, toàn bộ thời gian cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá kể từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được văn bằng bảo hộ là 12 tháng với điều kiện đơn không bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc bị từ chối. Trong đó, thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng và thời hạn xét nghiệm nội dung là 9 tháng.
+ Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn trên thường kéo dài khoảng từ 14 đến 16 tháng và sẽ kéo dài hơn nữa nếu đơn được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc bị từ chối. Việc đăng ký nhãn hiệu tuy không bắt buộc, nhưng nó lại hết sức cần thiết vì việc đăng ký nhãn hiệu này không những giúp cho việc phân biệt sản phẩm dịch vụ giữa các tổ chức khác nhau mà còn chống lại các hành vi xâm phạm tới việc độc quyền sử dụng nhãn hiệu, tạo cơ sở và tiền đề cho việc vươn ra thị trường thế giới cho doanh nghiệp.
Liên hệ
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]