Đăng ký thương hiệu là sự thể hiện ý thức bảo vệ thành quả đầu tư, tài sản sở hữu trí tuệ và thị trường của doanh nghiệp hiện tại và về sau.
Đăng ký thương hiệu là thói quen mà mọi người thường gọi thay cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và thực tế là trong pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chỉ có quy định về việc đăng ký nhãn hiệu. Hai khái niệm “thương hiệu” và “nhãn hiệu” chưa được người tiêu dùng nhận thức và phân biệt rõ ràng nên thường bị đồng nhất làm một, tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt lớn về bản chất. Trong kinh doanh, việc cạnh tranh có thể được thực hiện dưới dạng nhái lại nhãn hiệu, khó có thể nào nhái lại được các đặc trưng của một hàng hóa vì các nhà sản xuất khác nhau nên đặc trưng hàng hóa cũng sẽ khác nhau, chỉ có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể coi là bộ mặt của thương hiệu, để người tiêu dùng nhận biết được các thương hiệu với nhau, khi một nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng lựa chọn sản phẩm có gắn nhãn hiệu đó thì thương hiệu càng trở nên nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến, vì thế việc đăng ký nhãn hiệu cũng có ý nghĩa tương tự như việc đăng ký thương hiệu.
Việc đăng ký thương hiệu sẽ được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Để đáp ứng được nhu cầu đăng ký thương hiệu trên khắp cả nước, ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Cục có hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đứng ra thực hiện dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Việt Nam. Chất lượng dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức, uy tín của đơn vị thực hiện dịch vụ. Vì việc đăng ký thương hiệu là một công việc mang tính đặc thù, có thời gian làm việc kéo dài đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cũng như hiểu biết về lĩnh vực do đó nên lựa chọn các đơn vị là đại diện sở hữu trí tuệ để ủy quyền thực hiện công việc (như ASL LAW) để thực hiện công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Liên hệ
Đăng ký nhãn hiệu là bước quan trọng để bảo vệ độc quyền tên tuổi và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ mà còn xây dựng lòng […]
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]