Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Một trong những tiêu chí để được bảo hộ là sáng chế phải có tính mới.
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên
Như vậy, một sáng chế được coi là có tính mới khi: chưa được bộc lộ công khai và không trùng với bất kì một giải pháp nào trước đó.
Tiêu chí chưa bị bộc lộ công khai:
– Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. Những người được biết về sáng chế đó có thể là những người cùng tham gia vào quá trình tạo ra sáng chế hoặc những người cung cấp nguyên liệu, vật liệu để tạo ra nó hay những người đầu tư.
– Thời điểm để xác định một sáng chế bị bộc lộ công khai hay chưa là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
– Hình thức bộc lộ công khai có thể là sáng chế sáng chế đã được sử dụng, mô tả bằng ấn phẩm tư liệu…và các hình thức thể hiện khác.
– Để xác định một sáng chế có tính mới hay không thì cần có sự so sánh, đối chiếu với các đối chứng cụ thể. Các đối chứng này không chỉ giới hạn trong phạm vi những đăng kí sáng chế, văn bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài mà còn phải tra cứu ở cả những công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu thuộc lĩnh vực.
Tiêu chí không trùng lặp với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó: Sáng chế để bảo đảm tính mới thì phải đảm bảo sự không trùng lặp hoặc có ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản khác biệt so với các giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.
Tính mới của sáng chế mang tính chất tuyệt đối, tức là sáng chế cũng phải mới so với toàn thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về trường hợp ngoại lệ trong việc xác định tính mới của sáng chế. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
– Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký.
– Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
– Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Liên hệ
Đơn đăng ký sáng chế bao gồm các tài liệu nào. Các điều kiện đối với các thành phần trong đơn là gì. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về thủ tục đăng ký […]
Từ ngày 14 tháng 8 năm 2024, Campuchia sẽ chính thức bắt đầu áp dụng các hình phạt đối với việc thanh toán trễ các khoản phí duy trì hiệu lực (annuities) đối với các loại tài sản trí tuệ […]
Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua hệ thống SHTT của UAE có thể tạo ra giá trị lâu dài và thu […]
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được cấp bằng sáng chế, một sáng chế […]
Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và thời hạn do luật sáng chế của Úc quy định. Dưới đây […]