Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác. Không phân biệt quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, để bảo vệ cho quyền lợi của chính mình, nhãn hiệu phải được đăng ký bảo hộ. Thời gian trước đây, vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa được quan tâm đúng mức vì lối suy nghĩ “kinh doanh nhỏ lẻ”. Tuy nhiên  ngày nay xã hội phát triển và biến đổi phức tạp, rất nhiều nhãn hiệu cũng bị sao chép, đạo nhái, nếu không đăng ký bảo hộ, sẽ không có cách nào để có thể xử lý vi phạm những trường hợp như vậy. Vậy điều kiện để một nhãn hiệu có thể được bảo hộ có quá phức tạp hay không?

Queqzczc
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Nhìn chung, để một nhãn hiệu được bảo cần đáp ứng những điều kiện sau

Thứ nhất, điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu, Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, nhãn hiệu có thể được thiết kế dưới nhiều dạng khác nhau như chữ cái, hình vẽ, màu sắc…hoặc là sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên để tạo ra một “logo” của riêng mình theo cách mà mọi người hay gọi. Sự sáng tạo trong mỗi nhãn hiệu là vô hạn nhưng có khả năng vẫn sẽ bị trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng ký trước đó được gọi là khả năng phân biệt.

Thứ hai, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Thiết kế nhãn hiệu có thể coi là một hình thức sáng tạo nghệ thuật, nghệ thuật trên thực tế là vô biên tùy vào khả năng sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên dưới góc độ luật pháp, nhãn hiệu vẫn có một số những “vùng cấm”:

“1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.” (Điều 73 Luật SHTT 2005)

Thứ ba, nhãn hiệu phải có tính phân biệt

Luật SHTT 2005 quy định nhãn hiệu một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ thì được coi là có khả năng phân biệt. Thế những ngược lại, một nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt mới là cái chúng ta cần lưu ý tại điều 74 Luật SHTT có nội dung như sau:

– Hình hoặc hình học đơn giản, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không thông dụng

– Dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ của bất kì ngôn ngữ nào được được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ trừ trường hợp đã được thừa nhận một cách rộng rãi hoặc đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

– Nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng trên cơ sở có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó

– Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn 

Trên đây là điều kiện cho một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ nhãn hiêu tại Việt Nam cần lưu ý trước khi tiến hành nộp đơn để có khả năng thành công cao nhất

1/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký Nhãn Hiệu 2024: Bảo Vệ Thương Hiệu Toàn Diện

    Đăng ký Nhãn Hiệu 2024: Bảo Vệ Thương Hiệu Toàn Diện

    ContentsThứ nhất, điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu, Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định:Thứ hai, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệuThứ ba, nhãn hiệu phải có tính phân biệt Đăng ký nhãn […]

    Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam

    Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam

    ContentsThứ nhất, điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu, Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định:Thứ hai, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệuThứ ba, nhãn hiệu phải có tính phân biệt Việc đăng ký […]

    Dấu hiệu bị cấm khi đăng ký nhãn hiệu

    Dấu hiệu bị cấm khi đăng ký nhãn hiệu

    ContentsThứ nhất, điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu, Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định:Thứ hai, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệuThứ ba, nhãn hiệu phải có tính phân biệt Theo các quy […]

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    ContentsThứ nhất, điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu, Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định:Thứ hai, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệuThứ ba, nhãn hiệu phải có tính phân biệt Trong môi trường […]

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    ContentsThứ nhất, điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu, Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định:Thứ hai, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệuThứ ba, nhãn hiệu phải có tính phân biệt Trong bối cảnh […]

    Facebook của chúng tôi