Một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải đảm bảo tính nguyên gốc và có hình thức thể hiện. Ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc là khác nhau trong pháp luật về quyền tác giả của mỗi nước, nhưng nhìn chung tính nguyên gốc được hiểu là tác phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ bất kỳ một tác phẩm nào khác. Việc bảo hộ quyền tác giả chỉ được áp dụng đối với những đóng góp mang tính nguyên gốc cho tác phẩm và không được áp dụng đối với bất kỳ yếu tố nào vay mượn từ tác phẩm khác.
Ví dụ, rất nhiều các tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước bị “ăn cắp”, những bức tranh nổi tiếng của danh họa Picasso luôn là đối tượng của những kẻ chuyên sao chép và làm giả tranh, tuy nhiên những bức tranh “giả” đó sẽ không được bảo hộ, bởi nó không tuân thủ tính nguyên gốc và không thể hiện sự sáng tạo một cách độc lập. Nhưng cùng một ý tưởng vể tình yêu mỗi người lại thể hiện dưới một hình thức khác nhau như bài thơ Đợi anh về của Konstantin Simonov, bài hát Ca dao em và tôi của nhạc sĩ An Thuyên thì những tác phẩm này được bảo hộ như nhau. Nói cách khác, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải do chính lao động trí óc của tác giả tạo ra.
Quyền tác giả bảo hộ hình thức của ý tưởng sáng tạo nhưng nếu hình thức thể hiện một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Ví dụ như câu nói đơn giản “ anh yêu em”, “tôi ăn cơm” không được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo hộ hình thức tác phẩm, không bảo hộ nội dung tác phẩm. Vì thế quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Thậm chí, tác phẩm được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả mà bất chấp các yếu tố chất lượng hay giá trị của tác phẩm (một bức tranh của đứa trẻ ba tuổi cũng là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đầy đủ), và cũng không cần đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn về văn học hay nghệ thuật nào (quyền tác giả cũng được áp dụng đối với các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn hay hình vẽ kỹ thuật đơn thuần). Tác phẩm được bảo hộ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ví dụ như viết, nói, thể hiện bằng cử chỉ, hành động( các tác phẩm sân khấu), các tác phẩm tạo hình ( tranh, điêu khắc,..). Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì bắt buộc nó phải được ghi nhận dưới một trong các hình thức đó.
Liên hệ
Quyền tác giả và quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công bằng và khuyến khích sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam. Những quyền này không chỉ là […]
Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với việc bảo vệ quyền tác giả. Các nền tảng […]
Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm văn học trở nên vô cùng quan trọng. Đăng ký bản quyền là một trong những phương […]
Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tại Việt Nam, các biện pháp xử lý […]
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng yếu tố sáng tạo đáng kể và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền tác giả. Tác phẩm phái sinh không […]