Giới hạn nào cho” quyền tác giả”

Thế đấy, không phải lúc nào 1 cái cứ là của mình thì mình muốn thế nào cũng được đâu? Chúng ta là cả một cộng đồng, lợi ích tập thể luôn lớn hơn lợi ích cá nhân….. روليت عربي Hãy tạo ra một môi trường mà “bản quyền được tôn trọng không cần luật”

Theo quy định của pháp luật, người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học… được coi là tác giả của tác phẩm đó và được bảo hộ quyền tác giả.

Quyền tác giả được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không phụ thuộc vào việc đã công bố hay chưa và không bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước.

Như tôi đã chia sẻ ở các bài viết trước, việc “sử dụng” “tác phẩm của người khác” ngoài ý muốn của họ là trái pháp luật (cụ thể luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ).

Ấy thế nhưng mà, một tác phẩm-1 sản phẩm sáng tạo sẽ mất đi “giá trị” của nó khi mà tác giả cứ “ôm khư khư” trong lòng và điều đó khiến cho tác phẩm ấy “chết” dần đi…Công chúng sẽ không có cơ hội để tiếp cận, để “thấy” được sự sáng tạo, thấy được một sản phẩm trí óc của con người…Để bảo vệ cho việc “công chúng được tiếp cận tác phẩm” các nhà làm luật của chúng ta quy định các trường hợp mà theo đó sẽ làm giới hạn quyền đối với tác phẩm của tác giả (giới hạn quyền tác giả) (Điều 25, Điều 26 Luật sở hữu trí tuệ), Khi đó các tổ chức, cá nhân khác có quyền được sao chép, sử dụng tác phẩm đã được công bố mà không phải xin phép và trả tiền hoặc không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

“Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”

Do vậy tác giả/ chủ sở hữu không thể yêu cầu nhà nước bảo hộ tránh mọi hành vi sao chép tác phẩm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên tác giả/chủ sở hữu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp giới hạn quyền tác giả như đã nói ở trên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không được xuyên tạc tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, của sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Nhắn nhủ: “Thế đấy, không phải lúc nào 1 cái cứ là của mình thì mình muốn thế nào cũng được đâu? Chúng ta là cả một cộng đồng, lợi ích tập thể luôn lớn hơn lợi ích cá nhân. Vậy nên, nếu “vô tình” có ai đó “vi phạm” mấy điều luật nho nhỏ phía trên thì cũng đừng “nhảy cào cào” “lu loa”, đòi nọ đòi kia, chửi mắng nhau, gây mất đoàn kết mà làm hỏng đi cái đẹp của “tác phẩm”. اربح المال من الانترنت “Bình tĩnh và gọi luật sư” đó là cách giải quyết êm đẹp. betfinal بالعربي Còn phía bên kia “Sử dụng sao cho “đẹp” tác phẩm của người ta nhé, dù sao cũng là sản phẩm trí tuệ của người ta, nhiều khi không phải là vì vật chất mà nó là “những đứa con tin thần” nên không gì đong đếm được, chắc mất gì một vài câu nói, lời đề nghị,xin phép…Hãy tạo ra một môi trường mà “bản quyền được tôn trọng không cần luật”

Và thêm chút bệnh nghề nghiệp: Để bảo vệ tốt nhất Quyền tác giả của mình, tác giả/chủ sở hữu có thể tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù đây không phải là thủ tục bắt buộc để được bảo hộ, tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của bạn sẽ làm giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra tranh chấp, là điều kiện để xử lý các hành vi xâm phạm dễ dàng và thuận tiện hơn.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Một số phương pháp định giá thương hiệu

    Một số phương pháp định giá thương hiệu

    Thương hiệu được tạo lập dựa trên uy tín, thời gian, phạm vi hoạt động. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng nhận biết và đánh giá. Để tính toán giá trị […]

    Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?

    Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?

    Ngoài các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp cũng có những tài sản vô hình. Một trong số đó chính là tài sản về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng xuất phát từ những nỗ lực sáng tạo của […]

    Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng những điều kiện nào?

    Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng những điều kiện nào?

    Trong hoạt động mua bán thương mại, bí mật kinh doanh có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Bí mật kinh doanh thu được từ những kinh nghiệm và kiến thức khi các chủ thể tham gia thương mại. Chính […]

    Facebook của chúng tôi
    Contact Me on Zalo
    0914195266