So với lịch sử hình thành và phát triển về pháp luật bảo hộ trên thế giới, ở Việt Nam, pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng chậm phát triển do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.
Ngày 8/3/1949 chính quyền Việt Nam cộng hòa đã gia nhập 2 điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu là công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền SHCN và Thỏa ước Madird 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và được chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa năm 1976. Cùng năm này, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức SHTT thế giới (WIPO), đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về SHTT ở nước ta.
Văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề bảo hộ quyền SHCN là nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 ban hành “Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa” Trước năm 1982, pháp luật của nước ta cũng đã manh nha quy định về vấn đề SHTT, đó là nghị định số 175-TTg về đăng ký nhãn hiệu. Còn ở miền nam, một số đối tượng về SHCN trong đó có nhãn hiệu được bảo hộ tại luật số 13/57 ngày 1/8/1957 và luật số 14/59 ngày 11/09/1959 về chống sản xuất hàng giả.
Pháp luật về SHTT nước ta chỉ thực sự khởi sắc từ sau năm 1986-năm đánh dấu công cuộc đổi mới ở nước ta. Nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực này đã được ban hành như : Điều lệ kiểu dáng công nghiệp ngày 13/05/1988, Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 5/12/1988, Nghị định sô 49/HĐBT ngày 4/03/1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN ngày 11/02/1989, Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN…Các văn bản này đã phần nào điều chỉnh việc bảo hộ quyền SHTT nhưng còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được cơ chế bảo hộ trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Điều 60, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác, Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.
Việc quy định về bảo hộ quyền SHTT trong văn bản pháp lý cao nhất đã thúc đẩy pháp luật về bảo hộ quyền SHTT phát triển . Sau đó, nghị định 54/2000/NĐ-CP ra ngày 03/10/2000 của chính phủ về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN. Cũng trong năm đó, Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ một hiệp định mại có quy định về bảo hộ quyền SHTT, các đối tượng của quyền SHCN. Phần 6 của BLDS 2005 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luật trước đó, tuy nhiên luật mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nguyên tắc chung.
Do nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã ban hành hai đạo luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực SHTT. Đó là luật cạnh tranh 2004 và luật SHTT 2005. Cùng với BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta đã có một sự bảo hộ đầy đủ về quyền SHCN đối với nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm. Điều này phù hợp với pháp luật quốc tế và những cam kết của chúng ta khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Liên hệ
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]