Quyền sở hữu của một chủ thể có thể được xác lập dựa trên nhiều căn cứ khác nhau do pháp luật quy định. Vậy những căn cứ đó là gì? Có những nguyên tắc cụ thể nào để xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản hay không? Kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Quyền sở hữu bao gồm:
Quyền khác đối với tài sản được pháp luật quy định tại điều 159 Bộ luật Dân sự 2015:
– Quyền khác đối với tài sản là quyền của một chủ thể được trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
– Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
+ Quyền đối với bất động sản liền kề;
+ Quyền hưởng dụng;
+ Quyền bề mặt.
Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như sau:
Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện theo quy định của luật.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao (trừ trường hợp luật có quy định khác).
Thời điểm quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác lập theo:
– quy định của pháp luật;
– thoả thuận của các bên;
– nếu pháp luật không quy định và hai bên không có thoả thuận gì thì thời điểm đó là khi tài sản được chuyển giao.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Đây là trường hợp khá đặc biệt được quy định tại Điều 236. Khi một tài sản không thuộc quyền sở hữu của ai được chiếm hữu (i) ngay tình; (ii) liên tục; (iii) công khai trong thời hạn:
Thì trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.
Trên đây là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác với tài sản. Việc chiếm hữu và sử dụng tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật thì sẽ không được coi là sở hữu hợp pháp.
Liên hệ
ContentsĐịnh nghĩaQuyền sở hữuQuyền khác đối với tài sảnNguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sảnChủ sở hữu được thực hiện Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện Thời điểm […]