Những trường hợp không được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

Những trường hợp không được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định cho phép chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp quyền tác giả và quyền liên quan đều có thể chuyển nhượng từ chủ sở hữu sang tổ chức, cá nhân khác. Bộ luật dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể những trường hợp không thể chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan.
1. Đối với quyền tác giả: Các trường hợp không được chuyển nhượng quy định tại Điều 742 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ dăng ký thương hiệu  

Luật sư: Đỗ Bá Thích
(+84)0914 195 266
Email: info@aslaw.vn

– Tác giả chuyển nhượng các quyền nhân thân sau:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm
+ Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Chủ sở hữu chuyển nhượng tác phẩm trong trường hợp có đồng chủ sở hữu mà không được sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại hoặc các chủ sở hữu còn lại không hề biết tới việc chuyển nhượng. trừ trường hợp có đồng chủ sở hữu tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2.Đối với quyền liên quan
Các trường hợp cấm chuyển nhượng quyền liên quan được quy định tại Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:
– Người biểu diễn chuyển nhượng các quyền nhân thân:
+ Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
+ Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
– Chủ sở hữu chuyển nhượng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong trường hợp có đồng chủ sở hữu mà không được sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại hoặc các chủ sở hữu còn lại không hề biết tới việc chuyển nhượng. trừ trường hợp có đồng chủ sở hữu cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ hãy liên hệ với công ty ASL LAW chúng tôi để được biết thêm các thông tin và giải đáp thắc mắc.

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ dăng ký thương hiệu  

Luật sư: Đỗ Bá Thích
(+84)0914 195 266
Email: info@aslaw.vn
Contact Me on Zalo
0914195266