Phải sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam

Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký nhãn hiệu có trách nhiệm phải sử dụng nhãn hiệu đó trên thực tế, nếu không văn bằng có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Phải sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam
Phải sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu nó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên, khi có một bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu không đưa ra được lý do chính đáng thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp việc sử dụng nó đã được bắt đầu hoặc được bắt đầu lại trong vòng ba tháng kể từ ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu – Dịch vụ dăng ký thương hiệu

Luật sư: Đỗ Bá Thích
(+84)0914 195 266
Email: info@aslaw.vn

Theo điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự mình sử dụng hay cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu và có quyền định đoạt nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi: gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, bao bì, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Trong việc ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi vừa nêu, chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền cấm người khác lưu thông, nhập khẩu các sản phẩm mang nhãn do chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép đã đưa ra thị trường một cách hợp pháp, kể cả ra thị trường nước ngoài.

Thí dụ, một doanh nghiệp A tại Việt Nam đã được một đối tác B ở nước ngoài cho phép độc quyền sử dụng nhãn hiệu X của B đã được bảo hộ tại Việt Nam. Sau đó, một thương nhân C nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam hàng hóa mang nhãn hiệu X do B đang bán trên thị trường nước ngoài thì cả B và A đều không có quyền ngăn cấm hành vi hành vi nhập khẩu đó (thường được gọi là hành vi nhập khẩu song song).

Tuy nhiên, nếu C lại nhập khẩu vào Việt Nam cùng một loại hàng hóa mang nhãn hiệu X của doanh nghiệp D không có mối quan hệ gì với B, thí dụ như D sản xuất và kinh doanh tại một nước mà B không bảo hộ nhãn hiệu X của mình tại nước đó, thì hành vi nhập khẩu của C hoàn toàn có thể bị A và B ngăn cấm.

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu – Dịch vụ dăng ký thương hiệu

Luật sư: Đỗ Bá Thích
(+84)0914 195 266
Email: info@aslaw.vn

Contact Me on Zalo
0914195266