Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, thì những sai phạm đó tùy vào nhiều yếu tố sẽ bị phân loại để xử lý đúng mực. Hiện nay, đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Nếu như có hiểu biết rõ ràng về các hành vi này thì các cá nhân, tổ chức cũng sẽ có cơ sở để tránh không mắc sai sót đó. Sau đây, ASLaw xin cung cấp những thông tin về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân nếu thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê sau đây, thì sẽ bị xử phạt hành chính:
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho toàn xã hội.
– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao việc cho người khác tiến hành hành vi này.
– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao việc cho người khác thực hiện hành vi này.
Chính phủ là cơ quan đặt ra những quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức phạt, mức phạt và thủ tục xử phạt.
Các tổ chức, cá nhân tiến hành hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của luật cạnh tranh.
Các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm các trường hợp hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, giả mạo về chỉ dẫn địa lý và những hàng hoá sao chép lậu.
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là những hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn các nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó có khả năng phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ mà dùng cho chính mặt hàng đó, không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Hàng hoá sao chép lậu là các bản sao được sản xuất mà không được sự cho phép của các chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan bao gồm Toà án, Thanh tra, Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Liên hệ
Contents1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự3. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ4. […]
Contents1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự3. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ4. […]
Contents1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự3. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ4. […]
Contents1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự3. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ4. […]
Contents1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự3. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ4. […]