Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ bao gồm: Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ bao gồm

Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.

Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

so-huu-tri-tue

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá – Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Cơ bản về quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam

    Cơ bản về quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam

    Quyền tác giả và quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công bằng và khuyến khích sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam. Những quyền này không chỉ là […]

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với việc bảo vệ quyền tác giả. Các nền tảng […]

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm văn học trở nên vô cùng quan trọng. Đăng ký bản quyền là một trong những phương […]

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tại Việt Nam, các biện pháp xử lý […]

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng yếu tố sáng tạo đáng kể và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền tác giả. Tác phẩm phái sinh không […]

    Facebook của chúng tôi