Hành vi xâm phạm quyền tác giả diễn ra ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi trái pháp luật nói trên là bởi hạn chế về mặt nhận thức của chính các tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm bị người khác xâm phạm. Những tác giả đó chưa hoàn toàn hiểu rõ về quyền của mình đối với tác phẩm – “đứa con tinh thần” mà họ dày công tạo nên.
Vậy quyền của tác giả đối với tác phẩm được quy định cụ thể như thế nào?
Theo pháp luật Việt Nam, tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản với tác phẩm do mình sáng tạo ra.
Trước hết nói tới quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm là nhắc tói quyền gắn liền với tác giả và không thể chuyển giao cho người khác. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định quyền nhân thân bao gồm:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm: Có thể nói đây là quyền cơ bản khai sinh ra tác phẩm đặt dấu ấn quan trọng đối với tác giả.
+ Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Tác giả có quyền sử dụng tên thật của bản thân hoặc sử dụng bút danh trong cả hai thời điểm là khi tác phẩm được tạo ra; khi tác phẩm được công bố công khai và được sử dụng.
+ Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Việc công bố tác phẩm hay không công bố tác phẩm cũng như thời gian và địa điểm công bố hoàn toàn do quyết định của chính tác giả. Đây là một trong những quyền đặc biệt bởi quyền này nằm trong nhóm quyền nhân thân mang tính chất gắn liên với nhân thân của tác giả nhưng lại có thể chuyển dịch cho người khác.
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.Việc quy định quyền này nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong sở hữu trí tuệ của người khác như: chỉnh sửa làm sai lệch giá trí văn hóa đạo đức của tác phẩm…
Quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm được nhìn từ góc độ kinh tế trong sở hữu trí tuệ. Quyền này gắn liền với các lợi ích kinh tế của tác giả thông qua việc khai thác và sử dụng tác phẩm một cách gián tiếp hay trực tiếp.. Quyền tài sản theo quy đinh tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, bao gồm:
+ Làm tác phẩm phái sinh: Nghĩa là quyền do tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác dựa trên tác phẩm gốc của mình để tạo nên một tác phẩm mới. Tác phẩm mới – tác phẩm phái sinh phải mang tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân của tác giả chứ không phải là sự sao chép thuần túy. Ví dụ một số thể loại tác phẩm phái sinh như: tác phẩm dịch, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm phóng tác và tác phẩm cải biên.
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Tác phẩm có thể được biểu diễn trước công chúng dưới nhiều hình thức và tại các địa điểm khác nhau. Việc biểu diễn tác phẩm trước công chúng có thể do chính tác giả thực hiện hoặc do người khác thực hiên. Người sử dụng tác phẩm của tác giả nhằm mục đích biểu diễn phải xin phép và được sự đồng ý của tác giả.
+ Sao chép tác phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: xuất bản, ghi âm, ghi hình…Việc sao chép một phần hay toàn bộ tác phẩm dưới bất kì hình thức và phương tiện nào đều cần sự cho phép của tác giả.
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Quyền này do chủ sở hữu hoặc do người khác thực hiện nhằm đưa tác phẩm đến với công chúng để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác.
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: Là giúp công chúng có thể tiếp cận với tác phẩm bằng cá phương tiện kĩ thuật truyền thông điện tử.
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: Là quyền tuyệt đối của chủ sở hữu. Việc cho thê được thiết lập trên cơ sở hợp đồng giữa chủ sở hữu và bên thuê.
Trên đây là thông tin hữu ích nhằm giúp tác giả hiểu rõ quyền của mình đối với tác phẩm. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần trợ giúp, hãy liên hệ với công ty ASL LAW chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ
Quyền tác giả và quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công bằng và khuyến khích sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam. Những quyền này không chỉ là […]
Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với việc bảo vệ quyền tác giả. Các nền tảng […]
Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm văn học trở nên vô cùng quan trọng. Đăng ký bản quyền là một trong những phương […]
Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tại Việt Nam, các biện pháp xử lý […]
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng yếu tố sáng tạo đáng kể và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền tác giả. Tác phẩm phái sinh không […]