Tác động của các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả trong công ước Berne đối với Việt Nam. Việt Nam khi gia nhập vào công ước Berne 1886 đã có những thay đổi, tác động tới hệ thống, quy trình bảo hộ quyền tác giả.
Tác động của Công ước Berne đối với Việt Nam..Tháng 10/2004, Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam. Có thể nói nó đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình hộ nhập quốc tế và có thể coi là ngày mở ra một tương lai cho ngành công nghiệp bản quyền ở Việt Nam.
Công ước Berne đã tạo ra một khung pháp lý, tạo cơ sở cho Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật về bảo hộ quyền tác giả (Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật dân sự) phù hợp với các điều ước quốc tế, tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện. Việc gia nhập Công ước Berne mở ra cho các tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm, các nhà đầu tư tài chính và dịch vụ trong lĩnh vực này của Việt Nam có thể thuận tiện trong việc chuyển giao quyền tác giả của các các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có lợi thế.
Triển vọng về mở rộng đầu tư và mở rộng thị trường các tác phẩm văn học nghệ thuật của Việt Nam tại các quốc gia thành viên công ước và các của các quốc gia thành viên công ước tại Việt Nam được phát triển. Bên cạnh đấy, môi trường văn hóa của Việt Nam cũng được thanh lọc, tránh tình trạng vi phạm bản quyền, dùng tác phẩm của người khác để khai thác lợi nhuận bị loại trừ.
Công ước Berne với nguyên tắc bảo hộ tự động theo đối tác phẩm của tác giả Việt Nam sẽ được tự động bảo hộ cho tất cả những nước là thành viên của Công ước. Nhưng đồng thời với lợi ích đó là trách nhiệm dành sự bảo hộ như công dân đối với các tác phẩm của các tác giả thuộc hơn 160 quốc gia thành viên Liên hiệp Berne. Đối tượng là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà Việt Nam phải dành sự bảo hộ rất lớn, rất đa dạng. Đây thực sự là một trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc thực thi các cam kết về bảo hộ quyền tác giả
Trong hơn 7 năm thực hiện Công ước Berne nói chung, đặc biệt là các nguyên tắc về bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam đã đạt những thành tựu nhất định. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những điểm còn hạn chế
• Thành tựu đạt được:
– Trong đời sống xã hội, ý thức về việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học vì mục đích lợi nhuận mà không xin phép tác giả là vi phạm pháp luật ngày càng được nâng cao
– Các tác giả quan tâm, chủ động hơn trong việc bảo hộ tác phẩm của mình sáng tạo hoặc sở hữu.
– Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi cho tác giả ngày càng khẳng định được vai trò của mình, bảo vệ hiệu quả quyền lợi theo quy định của pháp luật của tác giả
• Những điểm vướng mắc
– Tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra phức tạp với mức độ thường xuyên ở hầu hết các lĩnh vực và trong tình trạng đáng báo động.
– Các cơ quan thẩm quyền gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi quyền tác giả
– Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả còn gặp nhiều khó khăn, bất cập
– Chưa có sự quan tâm đúng mức đến những ưu đãi mà Việt Nam được hưởng
Liên hệ
Quyền tác giả và quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công bằng và khuyến khích sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam. Những quyền này không chỉ là […]
Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với việc bảo vệ quyền tác giả. Các nền tảng […]
Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm văn học trở nên vô cùng quan trọng. Đăng ký bản quyền là một trong những phương […]
Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tại Việt Nam, các biện pháp xử lý […]
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng yếu tố sáng tạo đáng kể và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền tác giả. Tác phẩm phái sinh không […]