Đối với đối tượng là khách hàng, bước ban đầu khi tiếp xúc với bất kì một nhãn hiệu nào, logo luôn là một biểu tượng khiến họ có những đánh giá sơ bộ về chất lượng dịch vụ cũng như hình ảnh thương mại của Doanh nghiệp. Vì thế, việc thiết kế một logo sao cho đảm bảo được tính chất độc đáo, khác biệt nhưng vẫn đầy đủ những ý đồ cần truyền tải luôn được các Doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, việc thiết kế nên những logo này không hề đơn giản. Rất nhiều trường hợp các Doanh nghiệp phải tốn kém một nguồn lực về tài chính và nhân lực khá lớn để thiết kế các logo đó nhưng vẫn bị từ chối bảo hộ, dẫn tới hao hụt không đáng có. Vậy trong quá trình thiết kế nhãn hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý những điều gì, để tránh bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu, logo.
Nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau, giúp cho người sử dụng biết được hàng hóa, dịch vụ đó là do ai sản xuất, cung cấp. Chính vì thế, nhãn hiểu, logo nên là những dấu hiệu đơn giản, có thể nhìn thấy được như chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thực tế các nhãn hiệu ba chiều hiện nay đang dần trở nên phổ biến hơn, bởi các doanh nghiệp muốn tận dụng triệt để sức tác động đến thị giác của khách hàng. Đây cũng là một điểm mạnh để khách hàng có thể ghi nhớ, nhận biết nhãn hiệu, logo một cách dễ dàng hơn, không còn bị trở ngại về ngôn ngữ như trước kia. Nhưng dù sao, các nhãn hiệu đó cũng đều được coi là nhãn hiệu phi truyền thống (theo cách phân loại của INTA (International Trademark Association – Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế). Chính INTA trong nghị quyết ngày 07/05/1997 về bảo hộ nhãn hiệu ba chiều cũng thừa nhận rằng không có sự đồng nhất ở cấp quốc tế về việc hình dáng ba chiều có được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hay không.
Hiện tại ở Việt Nam, các nhãn hiệu, logo nên là những chữ cái, hình ảnh, hình vẽ. Yếu tố như mùi vị, âm thanh cũng có thể là các dấu hiệu giúp tạo nên sự đặc trưng của hàng hóa, dịch vụ nhưng không được thừa nhận là yếu tố của nhãn hiệu và không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Sự độc nhất và khác biệt trong việc thiết kế nhãn hiệu, logo luôn luôn được đề cao, bởi nó là khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ sở hữu với nhau. Thế nhưng đôi khi, điều đó lại là điểm yếu khiến cho nhãn hiệu, logo mất đi khả năng phân biệt của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên cắt giảm chi phí cho việc thiết kế nhãn hiệu và logo, khiến cho nhãn hiệu và logo trở nên quá đơn giản, mờ nhạt, không có sự đầu tư và chăm chút. Thậm chí có các bên lại gặp phải trường hợp quá “tham vọng”, dẫn đến việc lạm dụng các chi tiết, vượt quá giới hạn, nhãn hiệu, logo trở nên rối rắm, khiến cho khách hàng trở nên mông lung, gặp khó khăn trong việc nhận biết và ghi nhớ. Cả hai trường hợp trên đều khiến cho nhãn hiệu, logo mất đi khả năng phân biệt và được bảo hộ, bởi việc nhãn hiệu hay logo quá cầu kì hay quá đơn điệu đều thuộc vào những trường hợp không được bảo hộ riêng của nhãn hiệu.
Đặc biệt, việc sao chép trùng lặp với những nhãn hiệu, logo đã được bảo hộ là điều hoàn toàn cấm kị. Việc này sẽ làm tăng khả năng từ chối cấp văn bằng của Cục Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, logo đó, đồng thời xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa hai bên doanh nghiệp bị va chạm.
Việc tra cứu nhãn hiệu, logo được coi là bước tiền đề mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi bắt đầu thiết kế cũng như tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Cách nhanh nhất để tra cứu nhãn hiệu, logo là thông qua cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ đại diện tiến hành tra cứu thông qua các chuyên viên.
Việc tra cứu logo, nhãn hiệu vừa giúp các doanh nghiệp tham khảo được thị trường mà cụ thể là các đối thủ cạnh tranh cung cấp cùng mặt hàng hoặc dịch vụ, vừa tiết kiệm được chi phí nộp hồ sơ, thời gian cho chủ đơn trong quá trình nộp và chờ xét duyệt, giảm thiểu rủi ro bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối về mặt hình thức.
Trên đây công ty luật ASL LAW đã giúp bảo tìm hiểu những lý do từ chối bảo hộ nhãn hiệu, logo.Nếu bạn có câu hỏi nào vui lòng liên hệ hotline: 0914195266
Liên hệ
Contents1. Logo, nhãn hiệu phải là các yếu tố có thể nhận biết bằng thị giác2. Thiết kế nhãn hiệu, logo có khả năng phân biệt3. Chủ quan trong việc tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn Lĩnh […]
Contents1. Logo, nhãn hiệu phải là các yếu tố có thể nhận biết bằng thị giác2. Thiết kế nhãn hiệu, logo có khả năng phân biệt3. Chủ quan trong việc tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn Văn […]
Contents1. Logo, nhãn hiệu phải là các yếu tố có thể nhận biết bằng thị giác2. Thiết kế nhãn hiệu, logo có khả năng phân biệt3. Chủ quan trong việc tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn Giống […]
Contents1. Logo, nhãn hiệu phải là các yếu tố có thể nhận biết bằng thị giác2. Thiết kế nhãn hiệu, logo có khả năng phân biệt3. Chủ quan trong việc tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn Khi […]
Contents1. Logo, nhãn hiệu phải là các yếu tố có thể nhận biết bằng thị giác2. Thiết kế nhãn hiệu, logo có khả năng phân biệt3. Chủ quan trong việc tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn Thời […]