Nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền logo

Logo hay còn gọi là thương hiệu nhận diện của cá nhân tổ chức được gắn lên sản phẩm, dịch vụ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nhìn thấy logo – người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện được sản phẩm nào là của của doanh nghiệp. Để có thể được bảo hộ tốt nhất, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bản quyền logo hoặc đăng ký nhãn hiệu cho logo. Vậy có cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền cho logo hay không? Có sự khác biệt nào giữa hai thủ tục này và nên lựa chọn thủ tục nào hay cả hai? Bài viết dưới đây xin giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.

So sánh đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu

Tiêu chí Đăng ký bản quyền Đăng ký nhãn hiệu
Cơ quan thụ lý hồ sơ
  • Cục bản quyền
  • Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký
  • 03 Mẫu logo
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả
  • Bản sảo chứng minh thư nhân dân của tác giả
  • Giấy cam đoan của tác giả
  • Bản sao CMND hoặc giấy ĐKKD của chủ sở hữu nếu tác giả và chủ sở hữu là hai đối tượng khác nhau
  • Hợp đồng thuê (nếu tác giả được thuê làm ra tác phẩm), Quyết định giao nhiệm vụ (nếu tác giả được giao công việc sáng tác)
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • 06 mẫu logo
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
Nội dung bảo hộ
  • Bảo hộ phần thiết kế của logo
  • Bảo hộ phần chữ (nếu có) và phần hình của logo
Thời gian đăng ký
  • 15-30 ngày
  • 18 – 24 tháng
Điều kiện phát sinh quyền
  • Tự động được bảo hộ kể từ khi tác phẩm được định hình (logo được hoàn thành)
  • Kể từ ngày đăng ký
Thời hạn bảo hộ
  • 75 năm kể từ ngày công bố tác phẩm
  • 10 năm kể từ ngày nộp đơn
Gia hạn hiệu lực
  • Không được gia hạn
  • Được gia hạn liên tiếp, mỗi lần 10 năm

Nên chọn đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền

Về mặt thời gian, ưu thế của việc đăng ký bản quyền là thời gian đăng ký nhanh chóng và thời hạn bảo hộ lâu dài mà không cần gia hạn hay nộp các chi phí gia hạn. 

Về mặt hồ sơ thủ tục: việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu cho đăng ký bản quyền phức tạp hơn do phải cung cấp các tài liệu thể hiện chủ sở hữu là ai và tác giả là ai (trong trường hợp hai người này là khác nhau), nếu có nhiều tác giả hoặc chủ sở hữu thì còn cần văn bản thể hiện sự đồng ý của họ. Đối với nhãn hiêu, chỉ cần chuẩn bị tờ khai và mẫu nhãn là có thể tiến hành đăng ký ngay. Nhưng do thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cũng mất tới gần hai năm vì còn phải thông qua các quá trình thẩm định nhãn hiệu: kiểm tra hình thức và kiểm tra nội dung.

Căn cứ và điều kiện phát sinh quyền và chức năng: logo sẽ được tự động bảo hộ khi hoàn thành vì thế việc đăng ký chỉ được coi như một thủ tục xác nhận chủ sở hữu quyền tác giả còn logo muốn bảo hộ dưới dạng một nhãn hiệu cần được đăng ký. 

Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa của các chủ sở hữu khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Do đó khi muốn sử dụng logo nhằm mục đích để kinh doanh thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại quyền lợi tốt nhất cũng như cơ chế chặt chẽ để xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trái. Thông thường, chủ sở hữu chỉ muốn ghi nhận quyền tác giả của mình trước cơ quan nhà nước thì có thể cân nhắc việc đăng ký bản quyền. Trong cả hai hình thức này, chủ sở hữu quyền tác giả hay chủ sở hữu nhãn hiệu đều có quyền xử lý các hành vi xâm phạm của chủ thể khác, tuy nhiên thực tế xem xét khả năng đăng ký cùng một logo cho hai loại hình này, nguồn thông tin tra cứu là khác nhau và được thực hiện bởi hai cơ quan khác nhau là Cục Sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu và Cục bản quyền với quyền tác giả. Do đó, khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà sử dụng quyền bản quyền để làm căn cứ xử lý hoặc ngược lại sẽ khó khăn hơn.

Kết luận: Từ đó có thể thấy rằng, căn cứ vào mục đích sử dụng logo mà người chủ sở hữu có thể lựa chọn tiến hành đăng ký bản quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu. Hoặc để đảm bảo lợi ích tốt nhất thì có thể tiến hành đăng ký cả hai thủ tục này. 

5/5 – (1 bình chọn)
2.3/5 - (3 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    ContentsSo sánh đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệuNên chọn đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    ContentsSo sánh đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệuNên chọn đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và […]

    Một số phương pháp định giá thương hiệu

    Một số phương pháp định giá thương hiệu

    ContentsSo sánh đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệuNên chọn đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền Thương hiệu được tạo lập dựa trên uy tín, thời gian, phạm vi hoạt động. Thương hiệu đóng vai trò quan […]

    Người biểu diễn có quyền gì theo pháp luật sở hữu trí tuệ

    Người biểu diễn có quyền gì theo pháp luật sở hữu trí tuệ

    ContentsSo sánh đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệuNên chọn đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền Thông thường chúng ta thường nghĩ chỉ có người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật như tác giả hoặc […]

    Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?

    Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?

    ContentsSo sánh đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệuNên chọn đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền Ngoài các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp cũng có những tài sản vô hình. Một trong số đó chính […]

    Facebook của chúng tôi
    Contact Me on Zalo
    0914195266