Tra cứu nhãn hiệu – Bước bảo vệ không thể thiếu khi đăng ký nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu tuy không bắt buộc theo quy định của nhà nước nhưng lại là phương tiện để phân biệt hàng hóa/ sản phẩm dịch vụ của các đối tượng khác nhau. Chính vì vậy để không vướng mắc khi nhãn hiệu mong muốn đã có đơn vị khác đăng ký hoặc khiến khách hàng nhầm lẫn trong sử dụng sản phẩm. Chúng ta cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu thật tỉ mỉ, giúp khách hàng đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu từ đó đưa ra quyết định.

1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?

Tra cứu nhãn hiệu là trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần tiến hành nghiên cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công trước khi nộp đơn chính thức. Tuy nhiên đây không phải đánh giá mang tính bắt buộc mà chỉ khẳng định thêm tính chắc chắn của việc đăng ký nhãn hiệu.

2. Việc tra cứu mang lại lợi ích gì?

Đảm bảo thương hiệu không bị trùng lặp: Nghiên cứu sẽ giúp xác định xem nhãn hiệu mà cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn đăng ký có “trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với các nhãn hiệu đã đăng ký khác hay không để đưa ra giải pháp hợp lý.

Tránh lãng phí thời gian và chi phí: Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ mỗi năm trên 30.000 đơn. Do đó, điều rất quan trọng là phải chọn những nhãn hiệu không tương tự hoặc giống hệt với những nhãn hiệu đã nộp trước đó.

Nếu kết quả tra cứu không đạt yêu cầu về khả năng đăng ký sẽ giúp người nộp đơn đỡ tốn tiền hoàn thành việc đăng ký cũng như thời gian chờ Cục SHTT xem xét đơn (một phần) bên cạnh thời gian nghiên cứu và tạo ra một thương hiệu mới).

Image 7
Tra cứu nhãn hiệu – Bước bảo vệ không thể thiếu khi đăng ký nhãn hiệu

Xác minh tính đúng đắn: Sau khi đăng ký, nghiên cứu sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp xác minh thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã cấp có phù hợp với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ Nhà nước hay không. Nếu có bất kỳ sai sót, xin vui lòng sửa chữa chúng kịp thời.

3. Phương pháp tra cứu nhãn hiệu

Chúng ta có thể thông qua website tra cứu chính thức của WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam như sau:

  • http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/Wlogin.php
  • https://ipplatform.gov.vn/
  • https://www3.wipo.int/madrid/monitor/en/
  • http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/

Đây là 3 Website chính thức mà chúng ta cần tra cứu thật kĩ càng trước khi đăng ký nhãn hiệu nói riêng hay các sản phẩm Sở hữu công nghiệp nói chung.

  • Đối với WIPO: Chúng ta cần tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế và chỉ định tại Việt Nam, hay nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam hoặc đối chứng giống, tương tự với nhãn hiệu mình muốn đăng ký,…
  • Đối với đăng ký trong nước: Xác định rõ nhãn hiệu mình muốn đăng ký đã có đối chứng trùng hoặc tương tự chưa.

4. Các bước tra cứu nhãn hiệu trong nước

Bước 1: Khách hàng tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php hoặc https://ipplatform.gov.vn/

Image 3

Tại đây sẽ có phần dữ liệu Sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý,… để chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận và tra cứu.

Image 4

Tại đây sẽ có phần nhãn hiệu và việc tra cứu đơn giản và tra cứu nâng cao. Với tra cứu đơn giản đã được Cục hỗ trợ để người đọc dễ dàng hiểu và thực hiện. Với từng bước đơn giản sẽ giúp người sử dụng tìm hiểu sơ bộ về nhãn hiệu mà mình có ý định đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên việc tra cứu nâng cao sẽ giúp người dùng dễ tiếp cận và xác định rõ khả năng đăng ký hơn.

Image 5

Bảng tra cứu bao gồm:

  • Nhãn hiệu: Chỉ các nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Phân loại SP/DV: Đã được quy định hoàn toàn trong bảng Nice 2021. Các sản phẩm/dịch vụ đều được quy định rõ dựa trên bảng Nice và cần chọn đúng loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp
  • Tên SP/DV: Đây được coi là tính năng mới khi chúng ta chưa biết hàng hóa/sản phẩm mình cung cấp ra thị trường sẽ thuộc nhóm nào. Ví dụ như với Mỹ phẩm khi chúng ta nhập Mỹ phẩm vào sẽ hiện ra nhóm 03.
  • Phân loại hình: Được quy định theo Phân loại Vienna khi logo bao gồm cả phần chữ và phần hình. Với phần chữ được xác định theo bảng Nice còn phần hình sẽ xác định theo bảng Vienna khi quy định rõ đường nét, hình khối,… của logo
  • Số đơn: Để tìm kiếm đơn đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Số văn bằng: Số bằng đã được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố chúng ta có thể tìm kiếm như ngày nộp đơn, ngày cấp bằng, mã đại diện Sở hữu công nghiệp,…

Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và đánh giá sơ bộ về nhãn hiệu. Do còn nhiều yếu tố đi kèm cũng như hệ thống tra cứu chưa đủ tính chính xác. Nên chúng ta cần cẩn trọng và cần có yếu tố tra cứu chuyên sâu với chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ để chắc chắn hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu.

5. Các bước tra cứu Nhãn hiệu quốc tế

Bước 1: Truy cập trang web

Đầu tiên, chúng ta cần truy cập vào địa chỉ website của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới thông qua địa chỉ website: wipo.int/romarin.

Image 6

Sau đó chọn “tìm kiếm nâng cao” nằm trong thanh menu bên trái màn hình. Như hình bên dưới: wipo search page

Bước 2: Điền thông tin thương hiệu cần thiết

Màn hình làm việc hiện ra, tất cả những gì bạn phải làm là nhập thông tin thương hiệu của mình vào các trường tương ứng.

Tại đây có 2 trường chính mà chúng ta cần điền để tìm kiếm thương hiệu wipo quốc tế: “Trademark” – Tên thương hiệu và “Designation” – Quốc gia được chỉ định. Ngoài ra, để chắc chắn và rút ngắn phạm vị tìm kiếm, bạn điền thêm thông tin vào các ô: “Nice” – Nhóm sản phẩm / dịch vụ, “Goods/Services” – Hàng hóa / Dịch vụ …

Ví dụ: cần đánh dấu vào nhãn “ASLAW”, sau đó điền liên tiếp:

– Nhãn hiệu: ASLAW

– Ký hiệu: VN

Giao diện

Bước 3: Bấm vào mục tìm kiếm (Search)

Sau khi điền đầy đủ thông tin, bấm “Tìm kiếm” góc dưới bên phải màn hình để tra cứu thông tin nhãn hiệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu Wipo quốc tế. Hệ thống sẽ trả về tất cả các kết quả liên quan.

Nếu bạn muốn biết chi tiết về các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được liệt kê, chỉ cần nhấp vào số đăng ký trong “Reg. No”tương ứng để xem.

Cũng như việc tra cứu tại Việt Nam, có rất nhiều các trường tra cứu để chúng ta tối ưu hóa việc tra cứu, nhằm tiết kiệm thời gian tra cứu nhãn hiệu.

  • Expiration: Hạn sử dụng nhãn hiệu
  • Representative: Đại diện Sở hữu Công nghiệp
  • Origin: Đăng ký tại quốc gia

Đồng thời còn là tra cứu hình ảnh, tra cứu theo thời gian thực mà bạn có thể tra cứu nếu như cảm thấy chưa chắc chắn về nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên đây không phải là sự chắc chắn 100% khi đăng ký nhãn hiệu bởi như đã trình bày ở trên. Còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thêm vào đó khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cũng cần phải tra cứu nhãn hiệu quốc tế bởi nếu nhãn hiệu chưa được đăng ký tại Việt Nam nhưng với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được chỉ định đăng ký tại Việt Nam sẽ khiến cho đơn đăng ký của chúng ta bị từ chối, đồng thời mất rất nhiều thời gian trong quá trình thẩm định đơn. Vì vậy, có thể nói, tra cứu nhãn hiệu chính là bước bảo vệ đầu tiên trong công cuộc đăng ký nhãn hiệu, với việc tra cứu nhãn hiệu kĩ càng cũng như có sự chỉnh sửa nếu có dấu hiệu trùng, lặp sẽ giúp nhãn hiệu được đăng ký thành công và được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan: Hướng dẫn toàn diện

    Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan: Hướng dẫn toàn diện

    Contents1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?2. Việc tra cứu mang lại lợi ích gì?3. Phương pháp tra cứu nhãn hiệu4. Các bước tra cứu nhãn hiệu trong nước5. Các bước tra cứu Nhãn hiệu quốc tế Benelux, bao gồm Bỉ, Hà […]

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Contents1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?2. Việc tra cứu mang lại lợi ích gì?3. Phương pháp tra cứu nhãn hiệu4. Các bước tra cứu nhãn hiệu trong nước5. Các bước tra cứu Nhãn hiệu quốc tế Nhãn hiệu nổi tiếng đóng […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Contents1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?2. Việc tra cứu mang lại lợi ích gì?3. Phương pháp tra cứu nhãn hiệu4. Các bước tra cứu nhãn hiệu trong nước5. Các bước tra cứu Nhãn hiệu quốc tế Trong ngành công nghiệp thời […]

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Contents1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?2. Việc tra cứu mang lại lợi ích gì?3. Phương pháp tra cứu nhãn hiệu4. Các bước tra cứu nhãn hiệu trong nước5. Các bước tra cứu Nhãn hiệu quốc tế Đăng ký nhãn hiệu trên […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Tra cứu nhãn hiệu là gì?2. Việc tra cứu mang lại lợi ích gì?3. Phương pháp tra cứu nhãn hiệu4. Các bước tra cứu nhãn hiệu trong nước5. Các bước tra cứu Nhãn hiệu quốc tế Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa […]

    Facebook của chúng tôi