Sự sáng tạo trong nghệ thuật là yếu tố cần thiết góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn học. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay để nắm bắt rõ để hiểu hơn về đối tượng này trong Sở hữu trí tuệ.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 không quy định thế nào là tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các tác phẩm nào được coi là tác phẩm phái sinh. Theo đó, Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định ”
Có thể hiểu tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng sự sáng tạo nhất định đủ lớn và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ quyền tác giả. Phái sinh sẽ không bị xem là sao chép, đạo nhái bởi vì một tác phẩm phái sinh chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất những thỏa thuận, thủ tục pháp lý về quyền tác giả (nếu có) đối với tác phẩm gốc.
Và khi được xem những tác phẩm phái sinh, khán giả sẽ liên tưởng đến tác phẩm gốc bởi tác phẩm phái sinh kế thừa và sáng tạo dựa trên những yếu tố nền tảng từ trước đó như: nội dung, giai điệu,… của tác phẩm gốc. Tại Việt Nam, có thể kể đến một tác phẩm phái sinh trong lĩnh vực văn học như: Tác phẩm “Truyền Kiều” của Nguyễn Du đã được dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như Anh, Pháp… với trên 35 bản dịch. Trong đó, có thể kể đến bản dịch của Huỳnh Sanh Thông (một giáo sư tại Đại học Yale, Mỹ) sử dụng làm bài giảng cho sinh viên Mỹ học. Như vậy, Nguyễn Du là người sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm Truyện Kiều, nhưng Huỳnh Sanh Thông cũng sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh của Truyện Kiều đối với bản dịch tiếng Anh.
Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, cũng như hai điều kiện sau đây có thể đánh giá một tác phẩm phái sinh có được bảo hộ tác phẩm hay không. Cụ thể như sau:
Một là, tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”. Như vậy, để tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì phải đáp ứng điều kiện đầu tiên là không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, rất khó xác định một hành vi có bị coi là gây phương hại đến quyền tác giả hay không, đặc biệt là đối với những tác phẩm mà tác giả sáng tạo ra tác phẩm gốc đã qua đời. Một lưu ý nữa đó là tác phẩm phái sinh có thể được sáng tạo mà không cần dựa trên sự đồng ý của tác giả sáng tạo tác phẩm gốc nhưng quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi nó không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc
Hai là, tác phẩm phái sinh được sáng tạo một cách độc lập, mang dấu ấn riêng của tác phẩm phái sinh, đảm bảo không xâm phạm quyền tài sản của tác giả tạo ra tác phẩm gốc và không trái với dạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục. Và vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh cũng chỉ dừng ở mức bảo hộ về mặt hình thức thể hiện chứ pháp luật quyền tác giả không bảo vệ nội dung và ý tưởng của tác phẩm Ngoài ra, cần lưu ý rằng tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Khi đó, tác phẩm phái sinh mới có thể được công chúng đón nhận và đem tới những giá trị tinh thần mới mẻ.
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”.
Theo đó, tác phẩm phái sinh có những đặc điểm như sau:
Một là, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành dựa trên cơ sở sự kế thừa từ tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại Điểm a Khoản 1 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tùy vào từng trường hợp mà tác giả của tác phẩm phái sinh có thể phải xin phép hoặc không cần xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc. Nhưng cho dù thế nào thì người sáng tạo tác phẩm phái sinh bắt buộc phải tôn trọng Quyền nhân thân của tác giả tác phẩm gốc.
Hai là, phải có dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh. Tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc dựa trên sự sáng tạo. Tức là khi nhìn vào tác phẩm phái sinh, người đọc phải liên tưởng đến tác phẩm gốc. Lưu ý rằng pháp luật không bảo hộ cho nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng này không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.
Ba là, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra. Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh tự động phát sinh sau khi tạo ra tác phẩm; và được pháp luật bảo hộ mà không cần đăng ký. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp hoặc khi phát hiện vi phạm, bản thân tác giả là người phải chứng minh về mặt nội dung của tác phẩm.
Bốn là, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Sự sáng tạo trong tác phẩm phái sinh là việc chọn lọc từ ngữ, tình tiết……Do đó tác phẩm phái sinh là sáng tạo nguyên gốc hoặc sáng tạo 1 phần nội dung, hình thức. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
VD: Phim “Chị Dậu” là bộ phim chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây được coi là tác phẩm phái sinh sáng tạo về nội dung cốt yếu của tác phẩm văn học. Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm hay trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài; được tác giả chuyển thể thành kịch bản phim điện ảnh. Đây cũng được coi là tác phẩm phái sinh vì ở đó, công chúng thấy được câu chuyện gốc, giai điệu gốc nhưng đã được thay đổi về cách thức biểu đạt, loại hình nghệ thuật với nhiều sáng tạo và sắc thái mới mẻ.
Thực tế, nhiều người dùng từ “phái sinh” một cách tự nhiên mà không theo quy định của luật. VD: Một tác phẩm giống với 1 tác phẩm khác thì họ gọi đó là “tác phẩm phái sinh”. Đây được coi là hành vi làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Trong ngành giải trí âm nhạc cho thấy nhiều người cover các các bài hát mà chưa được sự đồng ý của tác giả.
VD: Bài hát “Độ ta không độ nàng” nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi tìm kiếm lại ra những bản cover bằng tiếng việt. Những bản cover đó bị cảnh báo vì đã vi phạm bản quyền ca khúc nước ngoài. Và những người cover sẽ phải đối diện với việc vi phạm bản quyền.
Liên hệ
Contents1. Tác phẩm phái sinh là gì?2. Cách xác định một tác phẩm phái sinh được bảo hộ3. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh4. Vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay từ góc độ thực tiễn […]
Contents1. Tác phẩm phái sinh là gì?2. Cách xác định một tác phẩm phái sinh được bảo hộ3. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh4. Vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay từ góc độ thực tiễn […]
Contents1. Tác phẩm phái sinh là gì?2. Cách xác định một tác phẩm phái sinh được bảo hộ3. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh4. Vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay từ góc độ thực tiễn […]
Contents1. Tác phẩm phái sinh là gì?2. Cách xác định một tác phẩm phái sinh được bảo hộ3. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh4. Vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay từ góc độ thực tiễn […]
Contents1. Tác phẩm phái sinh là gì?2. Cách xác định một tác phẩm phái sinh được bảo hộ3. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh4. Vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay từ góc độ thực tiễn […]