Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Văn bản Công chứng là những hợp đồng hoặc giao dịch khác có yêu cầu công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp mà theo quy định của pháp luật văn bản này phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Vậy, giá trị của văn bản công chứng sẽ thế nào?

Image 12
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng (Nguồn: Internet)

I. Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng

Việc xác định ngày có hiệu lực của văn bản công chứng có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì chi khi văn bản công chứng có hiệu lực thì mới làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của các bên trong văn bản công chứng cũng như trách nhiệm của công chứng viên đối việc công chứng đã thực hiện. Tuy nhiên, cần phân biệt ngày có hiệu lực của văn bản công chứng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch.

Theo quy định của pháp luật về dân sự, tương ứng với mỗi loại hình thức hợp đồng thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định một cách phù hợp trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thỏa thuận giữa các bên. Theo nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Đối với hợp đồng bằng văn bản, thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản và thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng này được tính từ thời điểm giao kết nêu trên hoặc cũng có thể có hiệu lực vào thời điểm khác do các bên có thòa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Một cách tương tự, đối với hợp đồng bằng văn bản được công chứng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có thể trong 2 trường hợp:

– Ngày được công chứng viên ký và có đóng dầu của tổ chức hành nghề công chứng (ngày có hiệu lực của văn bản công chứmg) nhưng cũng có thể có hiệu lực vào

– Một thời điểm khác sau đó do các bên thỏa thuận (ví dụ: các bên tham gia hợp đồng, giao dịch thòa thuận về ngày có hiệu lực của hợp đồng giao dịch là một ngày cụ thể hoặc khi xảy ra một sự kiện nào đó trong tương lai sau thời điêm công chứng hoặc có thể là khi một bên đáp ứng một điều kiện nào đó) hoặc pháp luật có quy định.

II. Giá trị thi hành của văn bản công chứng

Trong lĩnh vực dân sự nơi mà các chủ thể tham gia vào các quan hệ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đăng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm thì việc trông chờ vào Tòa án để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra đồng nghĩa với việc chấp nhận một loạt các vấn đề phát sinh như: sự gia tăng ngày một nhiều các công việc tư pháp gây tốn kém thời gian, chi phí và quan trọng hơn cà là sự gia tăng những tranh chấp, khiếu kiện sẽ gây mất ổn định trong xã hội.

Có thể thấy, văn bản công chứng được tạo lập trước hết không nhằm tạo ra chứng cứ và càng không phải mục đích duy nhất làm chứng cứ. Mục đích trước hết và phổ biến của các bên đương sự là mong muốn văn bản được công chứng được các bên liên quan chấp hành. Bản thân một giao kết tự nguyện, đúng pháp luật đã có giá trị ràng buộc các bên tham gia giao kết đó phải chấp hành. Khi giao kết được cơ quan nhà nước có thầm quyền chứng nhận thì giá trị ràng buộc càng cao, trước hết đảm bảo giá trị thực hiện đối với các bên giao kết (ràng buộc chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự, là cơ sở pháp lý không thể phăn bác để các bên buộc bên kia phải thực hiện đúng các thỏa thuận), đồng thời có giá trị đối với cả bên thứ ba.

Ví dụ: Ông A và bà B ký kết với nhau một hợp đồng mua bán ô tô, có chứng nhận của công chứng viên, kể từ ngày được công chứng, trong thời hạn ghi trong hợp đồng, ông A và bà B phải tự nguyện, chủ động thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận; đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền liên quan cũng buộc phải chấp hành (giải quyết các việc liên quan đến thủ tục mua bán ô tô) mà không thể từ chối, càn trở.

5/5 – (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    ContentsI. Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứngII. Giá trị thi hành của văn bản công chứng Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện việc kinh doanh […]

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    ContentsI. Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứngII. Giá trị thi hành của văn bản công chứng Giống cây trồng là một đối tượng sở hữu công nghiệp đặc biệt được đặc biệt quan tâm trong pháp […]

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    ContentsI. Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứngII. Giá trị thi hành của văn bản công chứng Khi nhắc đến đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, rất nhiều người có thể sẽ […]

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    ContentsI. Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứngII. Giá trị thi hành của văn bản công chứng Đối với đối tượng là khách hàng, bước ban đầu khi tiếp xúc với bất kì một nhãn hiệu nào, […]

    Một số điều cần biết về Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

    Một số điều cần biết về Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

    ContentsI. Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứngII. Giá trị thi hành của văn bản công chứng Thời gian gần đây thuật ngữ văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp được nhắc đến rất nhiều khi […]

    Facebook của chúng tôi