Các dấu hiệu bị cấm bảo hộ ở Việt Nam

Khi muốn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, điều quan trọng nhất người nộp đơn cần phải làm ngoài việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng/tương tự đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý ra chính là phải tìm hiểu xem nhãn hiệu dự định đăng ký của mình có nằm trong số các các dấu hiệu bị cấm bảo hộ ở Việt Nam hay không.

Nhãn hiệu tại Việt Nam

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành ở Việt Nam, những dấu hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Trong một nhãn hiệu có thể có nhiều dấu hiệu cấu tạo nên. Trong những dấu hiệu đó có thể có những dấu hiệu được bảo hộ riêng nhưng có những dấu hiệu được bảo hộ tổng thể trong mẫu nhãn hiệu và có những mẫu nhãn hiệu không được bảo hộ.

Sắp tới, với việc Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019, các nhãn hiệu phi truyền thống như âm thanh và mùi sẽ có khả năng được bảo hộ tại Việt Nam.

Các dấu hiệu bị cấm đăng ký ở Việt Nam

Các dấu hiệu bị cấm đăng ký ở Việt Nam bao gồm:

  • Những từ dùng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ;
  • Những tên phổ biến;
  • Những tên địa danh (tên của các thành phố, thị trấn hay tên của vùng ngoại ô hoặc ranh giới) cho những hàng hóa hoặc dịch vụ dự định gắn nhãn hiệu;
  • Những chữ viết tắt, những từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ, các con số hoặc những chữ cái phổ biến đã được sử dụng liên quan tới hàng hóa;
  • Các hệ chữ tượng hình như chữ Phạn, chữ Hán, chữ của người Ả rập (Chỉ những hệ chữ Latin mới có khả năng được bảo hộ);
  • Những từ có quá nhiều chữ hoặc hình vẽ quá phức tạp hoặc hình vẽ đơn giản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông.

Ngoài ra, bởi Việt Nam đã là một bên ký kết của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp nên Việt Nam cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra trong Công ước.

Nhan Hieu Chu 1
Các dấu hiệu bị cấm đăng ký ở Việt Nam. Nguồn: InvestOne

Cụ thể, điều 6 của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, quy định và được cụ thể hóa trong luât Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đã nêu ra các dấu hiệu bị cấm xuất hiện trong nhãn hiệu bao gồm:

  • Quốc kỳ;
  • Quốc huy;
  • Các dấu hiệu chứng nhận;
  • Các dấu hiệu mang tính kích động bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục;
  • Tên thật, bí danh, bút danh của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới;
  • Các từ viết tắt và những tên hay Tổ chức phi chính phủ.

Qua đó, các nhãn hiệu bao gồm một hoặc nhiều dấu hiệu bị cấm đăng ký ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ.

Không chỉ chính xác hoàn toàn các dấu hiệu bị cấm trên, những nhãn hiệu có các dấu hiệu có sự tương đồng nhất định với các dấu hiệu bị cấm cũng sẽ có khả năng bị từ chối đăng ký cao.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsKhi muốn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, điều quan trọng nhất người nộp đơn cần phải làm ngoài việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng/tương tự đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý ra chính là phải […]

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    ContentsKhi muốn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, điều quan trọng nhất người nộp đơn cần phải làm ngoài việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng/tương tự đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý ra chính là phải […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsKhi muốn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, điều quan trọng nhất người nộp đơn cần phải làm ngoài việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng/tương tự đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý ra chính là phải […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    ContentsKhi muốn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, điều quan trọng nhất người nộp đơn cần phải làm ngoài việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng/tương tự đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý ra chính là phải […]

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    ContentsKhi muốn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, điều quan trọng nhất người nộp đơn cần phải làm ngoài việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng/tương tự đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý ra chính là phải […]

    Facebook của chúng tôi