Lưu ý về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các nhà kinh doanh tránh được việc bị làm giả, làm nhái sản phẩm hay vô tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác
– Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không mang tính chất toàn cầu: Việc sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… được bảo hộ tại nước sở tại không đồng nghĩa với việc nó được bảo hộ trên toàn thế giới. Quyền sở hữu trí tuệ có tính lãnh thổ nên các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ chỉ cấp văn bằng bảo hộ theo pháp luật quốc gia mà thôi, muốn một quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở nước ngoài thì phải thực hiện theo các hiệp định về sở hữu trí tuệ mà quốc gia sở tại là thành viên. Chỉ có quyền tác giả được mới có bảo hộ rộng rãi và tự động ở nhiều nước
– Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cần tìm hiểu xem nhãn hiệu đã được đăng ký ở nước đó hay chưa. Bởi vì việc sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được sử dụng ở nước đó sẽ dẫn đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhà kinh doanh, nhà kinh doanh sẽ bị buộc phải ngừng sử dụng nhãn hiệu và phải bồi thường thiệt hại. Để đảm bảo thì nhà kinh doanh nên tra cứu trước khi quyết định việc sử dụng nhãn hiệu ở nước ngoài
– Sử dụng các hệ thống đăng ký quốc tế thay vì trực tiếp đăng ký tại quốc gia mình hướng tới. Việc đăng ký trực tiếp tại cơ quan sở hữu trí tuệ nước ngoài sẽ gặp nhiều cản trở về địa lý và chi phí thì tốn kém. Do đó, khi đăng ký nước ngoài các nhà kinh doanh nên lựa chọn các hệ thống đăng ký quốc tế để có thể đồng thời đăng ký tại nhiều nước
– Nộp đơn đăng ký quốc tế quá muộn. Thông thường, khi đăng ký quốc tế sẽ luôn có một khoảng thời gian ưu tiên kể từ ngày nộp đơn trong nước (1 năm đối với sáng chế, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp), sau khoảng thời gian này thì đơn quốc tế sẽ không được hưởng quyền ưu tiên nữa.
– Không được bộc lộ thông tin quá sớm hoặc phải có hợp đồng yêu cầu giữ bí mật để không bị mất quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Vì việc thông tin bị lộ có thể làm mất đi tính mới của kiểu dáng công nghiệp, sáng chế làm chủ sở hữu 2 đối tượng này mất đi khả năng đăng ký bảo hộ hay tệ hơn nữa là một bên khác đăng ký bảo hộ mất thì chủ sở hữu không được sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của mình.
Tóm lại, các vấn đề về sở hữu trí tuệ phải được xem xét thỏa đáng khi xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm tạo ra hàng rào bảo vệ vững vàng tránh các đối thủ chiếm đoạt tài sản trí tuệ của mình
Liên hệ
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện việc kinh doanh dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên chỉ có khoảng gần 300 tổ chức là đại diện sở hữu công nghiệp […]
Văn bản Công chứng là những hợp đồng hoặc giao dịch khác có yêu cầu công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp mà theo quy định của pháp luật văn bản này phải công chứng hoặc cá […]
Giống cây trồng là một đối tượng sở hữu công nghiệp đặc biệt được đặc biệt quan tâm trong pháp luật sở hữu trí tuệ thế giới nói chung và ở các quốc gia nói riêng. Đặc biệt ở Việt […]
Khi nhắc đến đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, rất nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo hộ. Đó chính là cơ chể bảo hộ của tác phẩm mỹ thuật […]
Đối với đối tượng là khách hàng, bước ban đầu khi tiếp xúc với bất kì một nhãn hiệu nào, logo luôn là một biểu tượng khiến họ có những đánh giá sơ bộ về chất lượng dịch vụ cũng […]