Các phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì? Phương thức nào tiết kiệm công sức và chi phí nhất có thể cho bên nộp đơn?
Trong bài viết sau, ASLAW sẽ chỉ ra các phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế hiện hành để qua đó doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức đăng ký nhãn hiệu phù hợp nhất.
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có 3 phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế phổ biến nhất, bao gồm:
1. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp.
2. Đăng ký nhãn hiệu qua Công ước Paris.
3. Đăng ký qua nghị định thư Madrid.
Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp, doanh nghiệp nộp đơn trực tiếp cho cơ quan Sở hữu trí tuệ của quốc gia mục tiêu. Cần lưu ý rằng dù đã sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam thì doanh nghiệp vẫn phải đăng ký mới do việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ tại các quốc gia khác.
Nếu thực hiện cách này, người nộp đơn sẽ phải nộp đơn từng lần cho từng quốc gia riêng biệt.
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp sẽ bao gồm các bước tương tự như khi người nộp đơn quốc tịch Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Mỗi quốc gia sẽ có các thủ tục khác nhau về đăng ký nhãn hiệu nhưng về cơ bản, hầu hết các quốc gia sẽ tuân theo quy trình sau:
+ Bước 1: Nhận đơn đăng ký nhãn hiệu;
+ Bước 2: Xét nghiệm hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu;
+ Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo;
+ Bước 4: Ra thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Bước 5: Cấp bằng trực tiếp hoặc online.
Đăng ký nhãn hiệu thông qua Công ước Paris sẽ giúp người nộp đơn tiết kiệm thủ tục, công sức cũng như chi phí so với phương thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp.
Trong vòng 06 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam hoặc một quốc gia là thành viên của Công ước Paris, người nộp đơn có quyền nộp đơn hưởng quyền ưu tiên sang một nước khác cũng là thành viên của Công ước Paris mà vẫn được giữ ngày nộp đơn đầu tiên.
Các đơn nộp sau sẽ được coi như nộp cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên như đơn đăng ký đầu tiên thuộc một trong các quốc gia là thành viên của Công ước Paris.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các đơn đăng ký nhãn hiệu này sẽ mang tính độc lập, không ảnh hưởng đến các đơn đăng ký khác.
Hệ thống Madrid là hệ thống giúp đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực thuộc quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính là Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid.
Đặc điểm của hệ thống Madrid là chỉ với một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất, trả phí bằng một loại tiền tệ duy nhất, người nộp đơn có thể đăng ký bảo hộ tại tất cả các quốc gia là thành viên của Nghị định thư Madrid hoặc Thỏa ước Madrid.
Hệ thống Madrid giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho người nộp đơn trong trường hợp người nộp đơn có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới cùng một lúc.
Phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế tốt nhất còn tùy thuộc vào mục đích và nguồn tài lực của doanh nghiệp đăng ký, cũng như thời gian, công sức sẵn sàng bỏ ra.
Tuy nhiên, trong 3 phương thức đăng ký trên, đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid là phương thức tối ưu hơn cả và có độ phù hợp cao đối với mục đích của hầu hết các doanh nghiệp.
Cần lưu ý rằng sẽ có những quốc gia không nằm trong hệ thống Madrid và do đó, người nộp đơn cần phải sử dụng phương pháp đầu tiên hoặc thứ hai để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Liên hệ
ContentsĐăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếpĐăng ký nhãn hiệu thông qua Công ước ParisĐăng ký qua hệ thống MadridKết luận Theo các quy định về việc đăng ký nhãn hiệu, một số dấu hiệu sẽ bị cấm và […]
ContentsĐăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếpĐăng ký nhãn hiệu thông qua Công ước ParisĐăng ký qua hệ thống MadridKết luận Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến […]
ContentsĐăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếpĐăng ký nhãn hiệu thông qua Công ước ParisĐăng ký qua hệ thống MadridKết luận Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận […]
ContentsĐăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếpĐăng ký nhãn hiệu thông qua Công ước ParisĐăng ký qua hệ thống MadridKết luận Theo các quy định về nhãn hiệu, có một số dấu hiệu được coi là không có khả […]
ContentsĐăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếpĐăng ký nhãn hiệu thông qua Công ước ParisĐăng ký qua hệ thống MadridKết luận Trong thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh, nhãn hiệu đóng vai trò then chốt trong việc […]