Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối là những trường hợp nào? Người nộp đơn cần chú ý những trường hợp sau đây để nhãn hiệu không bị từ chối.
Có hai cơ sở để nhãn hiệu bị từ chối. Đó là cơ sở tuyệt đối và cơ sở tương đối.
1. Cơ sở tuyệt đối
- – Tên gọi chung
Ví dụ: nhãn hiệu GỐI BÔNG để bán gối. Đơn này sẽ bị từ chối với lý do “GỐI BÔNG” là tên gọi chung cho loại sản phẩm này;
- – Thuật ngữ mang tính mô tả
Ví dụ: nhãn hiệu THƠM có khả năng bị từ chối khi đăng ký cho sản phẩm nước hoa vì mang tính chất mô tả. Các thuật ngữ như “TỐT” “CHẤT LƯỢNG” cũng có thể bị từ chối vì lý do tương tự.
- – Nhãn hiệu mang tính lừa dối
Ví dụ: nhãn hiệu có hình con bò cái đăng ký cho sản phẩm bơ thực vật. Nhãn hiệu này có thể bị từ chối vì gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm.
- – Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự hoặc đạo đức xã hội
Ví dụ: các câu chửi thề, hình ảnh nhạy cảm hoặc gây ảnh hưởng đến tôn giáo.
- – Quốc kỳ, huy hiệu, các dấu hiệu chính thức và biểu tượng của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế.
2. Cơ sở tương đối
Đơn đăng ký bị từ chối dựa trên “cơ sở tương đối” khi nhãn hiệu đó xung đột quyền đối với các nhãn hiệu đang được bảo hộ.
Hai nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc cho sản phẩm dịch vụ tương tự bị từ chối vì có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Các cơ quan đăng ký nhãn hiệu sẽ tiến hành tra cứu để kiểm tra khả năng này.
Vì vậy, nên tránh sự dụng các nhãn hiệu có nguy cơ bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ.