Cách bảo vệ nhãn hiệu –  đứa con tinh thần của doanh nghiệp 

Những người làm cha mẹ khi chuẩn bị đón những đứa con của mình chào đời luôn hào hứng chọn ra những cái tên hay nhất, ý nghĩa nhất để đặt cho những cô tiểu công chúa, hoàng tử của mình. Thương nhân ở thương trường kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cũng chọn dành không ít thời gian để cho những sản phẩm, dịch vụ mà mình đưa ra thị trường những thương hiệu (nhãn hiệu).

Theo cách hiểu thông thường, nhãn hiệu là tên gắn với mỗi sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được hiệu với sản phẩm, dịch để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu – đứa con tinh thần của doanh nghiệp ngày càng cần được chú trọng bảo vệ trước những hành vi xâm phạm. Như vậy, làm sao để bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường?

1. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Một trong những hành động đầu tiên và cần thiết nhất để bảo vệ nhãn hiệu là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhãn hiệu.

Nếu như một số quốc gia khác như Hoa Kỳ hiện tại đang bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc sử dụng trước (first – to – use) thì pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành đang bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc nộp đơn trước (first – to – file). Điều này có nghĩa là ở Việt Nam hiện tại, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được xem xét bảo hộ bởi pháp luật trước. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong thời gian sớm nhất.

Trên thực tế, chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu khi đưa sản phẩm ra thị trường; ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn mở rộng sang thị trường Việt Nam thường thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu của họ từ trước khi doanh nghiệp chính thức thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ nhãn hiệu – “đứa con tinh thần” của doanh nghiệp Việt ngày càng đang được nâng cao, cải thiện rõ rệt. Có lẽ đây chính là một trong những lý do khiến số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu ở Cục SHTT mỗi ngày là rất lớn. الروليت الامريكي

a) 04 bước cần làm để đăng ký nhãn hiệu

Ở Việt Nam, để đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu, người nộp đơn cần chú trọng thực hiện những bước sau:

Thứ nhất: Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là việc thông qua các nền tảng dữ liệu công khai của Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia để tìm kiếm các nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký/ đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu để làm cơ sở so sánh với nhãn hiệu đang cần đăng ký, từ đó đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Sau khi tìm được các nhãn hiệu để so sánh (nhãn hiệu đối chứng), cần đánh giá khả năng được bảo hộ thông qua 02 yếu tố là (i)  nhãn hiệu và (ii) sự tương tự của sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu.

Trên đây là thủ tục tra cứu sơ bộ nhãn hiệu. Ngoài cách trên, người nộp đơn cũng có thể tham khảo dịch vụ tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu được cung cấp bởi các đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp. Sự khác nhau cơ bản giữa tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu là nguồn dữ liệu tra cứu: dịch vụ tra cứu chuyên sâu giúp tiếp cận nguồn dữ liệu đầy đủ nhất có thể.

Đây là một trong những bước đầu tiên khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, mặc dù đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại cần thiết. Sau khi có kết quả tra cứu, người nộp đơn có thể dự trù các phương án đăng ký nhãn hiệu (thay đổi nhãn hiệu khi khả năng đăng ký thấp), từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí sau này.

Thứ hai: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu

Các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường được phân thành 45 nhóm theo Bảng phân loại quốc tế Nice. Việc phân nhóm không những ảnh hưởng đến phạm vi nhãn hiệu được bảo hộ mà còn liên quan đến chi phí đăng ký.

Thứ ba: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, tại thời điểm đăng ký có 02 loại tài liệu không thể thiếu là (i) Tờ khai đăng ký và (ii) 05 mẫu nhãn hiệu. Ngoài ra, người nộp đơn cũng cần chuẩn bị các tài liệu khác như Giấy ủy quyền, tài liệu hưởng quyền ưu tiên,…

Thứ tư:

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT.

b) Đánh giá

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không phải là một chế tài đối với việc xử lý những hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, đây lại là một trong những hành động đầu tiên, thiết yếu và không thể bỏ qua để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là nguồn chứng cứ cơ bản, cần thiết để chứng mình quyền của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu.

Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu đơn thuần là thủ tục để nhãn hiệu được ghi nhận và bảo hộ bởi pháp luật mà không phải là “tấm khiên vững chãi” trước các hành vi xâm phạm.

Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu phổ biến trên thị trường có thể kể đến như:

  1. Sử dụng nhãn hiệu trùng/ tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho các sản phẩm/ dịch vụ trùng/tương tự;
  2. Sử dụng nhãn hiệu trùng/ tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.

Cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại khoản 1 Điều 129 Luật SHTT hiện hành.

Khi phát hiện các hành vi xâm phạm nhãn hiệu nêu trên, chủ sở hữu cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để bảo vệ nhãn hiệu – đứa con tinh thần của doanh nghiệp. 

Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lý khi nhãn hiệu bị xâm phạm các doanh nghiệp có thể tiến hành, cụ thể như sau:

2. Cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu

a) Thế nào là cảnh báo hành vi xâm phạm

Cảnh báo là một trong những động thái đầu tiên sau khi phát hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà chủ sở hữu hoặc đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu có thể thực hiện. Bằng Thư cảnh báo xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu thông báo cho đối tượng có hành vi xâm phạm của họ, đồng thời đưa ra các lập luận chứng minh quyền của mình đang bị xâm phạm và yêu cầu đối tượng xâm phạm chấm dứt hành vi.

Để việc cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu đạt hiệu quả cao, thông thường các chủ sở hữu thường thông qua sự hỗ trợ của các đơn vị hành nghề luật để được tư vấn, hỗ trợ.

Trước khi gửi Thư cảnh báo xâm phạm nhãn hiệu nói riêng hoặc thực hiện các biện pháp xử lý xâm phạm nhãn hiệu nói chung, cần thực hiện thu thập chứng cứ, tài liệu. Cụ thể, cần thu thập chứng cứ chứng minh quyền của chủ thể đối với nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu,..), chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu,…

Một trong những chứng cứ cần thiết để xử lý hành vi xâm phạm là Kết luận giám định hành vi xâm phạm.

Thư cảnh báo nhãn hiệu cùng các tài liệu, chứng cứ nói trên được gửi kèm cùng Thư cảnh báo đến đối tượng có hành vi xâm phạm. Thông qua thư cảnh báo, đối tượng bị xâm phạm quyền có thể yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc phía có hành vi xâm phạm trả phí sử dụng nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó. طريقة لعبة بينجو

b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp gửi Thư cảnh báo xâm phạm

Gửi Thư cảnh báo là một trong những biện pháp xử lý đầu tiên với thủ tục không quá phức tạp, rắc rối hay tốn thời gian. Bằng biện pháp này, doanh nghiệp cũng cơ bản bảo vệ được nhãn hiệu của mình thông qua các yêu cầu đối với bên có hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nhược điểm là hiệu quả phụ thuộc vào sự thiện chí của đối phương.

3. Đề nghị các Cơ quan chức năng xử lý hành chính hành vi xâm phạm

a) Giới thiệu chung về biện pháp đề nghị xử lý hành chính

Đây là chế tài mang tính hành chính đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu, nói cách khách, đây là biện pháp sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà cụ thể là thông qua các biện pháp ngăn chặn và xử phạt.

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013. Cụ thể, tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 Nghị định này quy định các mức xử phạt hành chính (phạt tiền) đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi của hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, mức xử phạt hành chính đối với hành vi này là khác nhau, mức xử phạt tối thiểu đối với một hành vi xâm phạm nhãn hiệu là 500.000 (năm trăm nghìn) đồng và mức xử phạt tối đa là 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng. Một tổ chức có hành vi xâm phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi mức phạt đối với cá nhân có hành vi xâm phạm tương đương. Một hành vi xâm phạm sẽ không bị xử lý hai lần. Tại khoản 17 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy tang vật/ phương tiện vi phạm,….).

Để thực hiện biện pháp này, chủ thể quyền cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu theo quy định, đồng thời cũng cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ như đã nêu ở biện pháp gửi thư cảnh báo.

b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp yêu cầu xử lý hành chính hành vi xâm phạm

So với gửi thư cảnh báo, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm là biện pháp mang tính quyền lực nhà nước cao hơn. Chính vì vậy, khả năng thành công của biện pháp này cũng cao hơn đáng kể so với biện pháp gửi thư cảnh báo. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông qua yêu cầu xử lý hành chính cũng tồn tại những hạn chế nhất định như trình tự, thủ tục rườm rà, phức tạp; thời gian giải quyết vẫn còn chậm. Đây cũng không phải lựa chọn được ưu tiên trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà các doanh nghiệp thực hiện.

4. Khởi kiện vụ án dân sự 

a) Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Giống như các quan hệ pháp luật dân sự khác, hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể được giải quyết bằng bản án dân sự. Các vụ án liên quan đến nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung đa phần được xử lý bởi tòa án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố.

Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể quyền cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Cụ thể là chuẩn bị soạn thảo Đơn khởi kiện, các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm chứng mình thiệt hại nếu có yêu cầu thiệt hại.

Các chứng cứ có thể sẽ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/ Hợp đồng li xăng;
  • Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm (vi bằng/ mẫu hàng hóa, dịch vụ chứa dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu…);
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại: Tờ khai thuế thể hiện sự sụt giảm doanh thu, các hợp đồng, hóa đơn nhập hàng,…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ chứng cứ, tài liệu và Đơn khởi kiện, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ đã chuẩn bị theo đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thông thường.

b) Đánh giá hiệu quả của việc xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông qua khởi kiện dân sự

Giống như biện pháp yêu cầu xử lý hành chính, khởi kiện dân sự cũng là một biện pháp sử dụng quyền lực nhà nước để tác động đến hành vi xâm phạm. Ngoài việc có thể yêu cầu tòa án buộc người có hành vi phải chấm dứt thì chủ thể quyền cũng có thể yêu cầu tòa án buộc người có hành vi xâm phạm phải công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần cho chủ thể quyền. Chính vì vậy, bằng việc khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể quyền có thể được bồi thường một khoản tiền đáng kể để bù đắp những tổn thất kinh tế do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra.

Tuy nhiên, hình thức giải quyết này gặp phải nhiều hạn chế về mặt thời gian khi thời gian xử lý một vụ án dân sự ở Việt Nam trung bình là 2 – 3 năm, điều này đem lại tổn thất đang kể cho doanh nghiệp khi hành vi xâm phạm vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án thì việc thi hành án cũng gặp nhiều trở ngại. روليت مباشر  

Như vậy, để bảo vệ quyền hợp pháp của chủ thể quyền và quyền lợi của người tiêu dùng, pháp luật Việt Nam quy định các biện pháp mà cá nhân/ doanh nghiệp có thể sử dụng để bảo vệ nhãn hiệu – đứa con tinh thần của mình. Ngoài các biện pháp kể tên, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cũng có thể bị xử lý hình sự. Trong tất cả các biện pháp nêu trên, gửi Thư cảnh báo là biện pháp thường gặp nhất, khởi kiện dân sự là biện pháp ít được lựa chọn. Mỗi biện pháp đều mang những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, doanh nghiệp/ cá nhân cần cân nhắc lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nama) 04 bước cần làm để đăng ký nhãn hiệuThứ nhất: Tra cứu nhãn hiệuThứ hai: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nama) 04 bước cần làm để đăng ký nhãn hiệuThứ nhất: Tra cứu nhãn hiệuThứ hai: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Contents1. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nama) 04 bước cần làm để đăng ký nhãn hiệuThứ nhất: Tra cứu nhãn hiệuThứ hai: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn […]

    Các lưu ý khi làm hợp đồng li xăng nhãn hiệu

    Các lưu ý khi làm hợp đồng li xăng nhãn hiệu

    Contents1. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nama) 04 bước cần làm để đăng ký nhãn hiệuThứ nhất: Tra cứu nhãn hiệuThứ hai: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn […]

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mới nhất 2023

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mới nhất 2023

    Contents1. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nama) 04 bước cần làm để đăng ký nhãn hiệuThứ nhất: Tra cứu nhãn hiệuThứ hai: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn […]

    Facebook của chúng tôi