Cách đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu

Cach Danh Gia Kha Nang Bao Ho Cua Nhan Hieu

Việc đăng ký nhãn hiệu không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu nhưng lại không được bảo hộ do vi phạm vào các trường hợp bị từ chối theo quy định pháp luật. Vậy những trường hợp nào bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý

Khoản 1 Điều 72 của Luật sở hữu trí tuệ 2019 

Định nghĩa

Dấu hiệu được đăng ký với danh nghĩa là nhãn hiệu phải là:

– dấu hiệu nhìn thấy được;

– được biểu thị dưới dạng chữ cái, số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó;

– được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định.

Các trường hợp bị từ chối bảo hộ

  1. Dấu hiệu không nhìn thấy được (như âm thanh, mùi vị…);
  2. Dấu hiệu vi phạm trật tự công, trái đạo đức xã hội, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia;
  3. Dấu hiệu trùng/ gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia;

Ví Dụ: Một trung tâm tư vấn du học lấy hình ảnh quốc kỳ của một nước để làm logo

  1. Dấu hiệu trùng/ tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

Ví dụ: Công ty sản xuát và buôn bán dụng cụ làm nông nghiệp Agr 

  1. Dấu hiệu trùng / tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành;

Ví dụ: Công ty bán mắm tôm lấy nhãn hiệu công ty như chứng nhận “hàng Việt Nam chất lượng cao” chỉ thay chữ bằng tên công ty

  1. Dấu hiệu dễ gây ra hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ.

Cách đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu

Dấu hiệuTrùngTương tựKhác
TrùngXX
Tương tựX~
Khác

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký trùng với nhãn hiệu và nhóm sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ thì dấu hiệu của bạn sẽ bị từ chối bảo hộ.

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký tương tự với nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ và trùng với nhóm sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đó thì dấu hiệu của bạn sẽ bị từ chối bảo hộ.

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ; và nhóm sản phẩm, dịch vụ cũng tương tự với nhãn hiệu đó thì dấu hiệu của bạn sẽ bị từ chối bảo hộ.

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký tương tự với nhãn hiệu và nhóm sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ thì dấu hiệu của bạn sẽ bị từ chối bảo hộ.

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký khác với nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ và khác cả nhóm sản phẩm, dịch vụ thì dấu hiệu của bạn sẽ được bảo hộ.

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký khác với nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ và trùng nhóm sản phẩm, dịch vụ thì dấu hiệu của bạn sẽ được bảo hộ.

Nếu dấu hiệu bạn đang đăng ký khác với nhãn hiệu đã được nộp đơn hợp lệ và nhóm sản phẩm, dịch vụ tương tự với nhãn hiệu đó thì dấu hiệu của bạn sẽ được bảo hộ.

0914195266

Contact Me on Zalo