Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở hữu trí tuệ diễn ra với tần xuất ngày một nhiều từ những hành vi xâm phạm của bên thứ ba. Có thể nói hành vi xâm phạm về về sở hữu trí tuệ khá khó để xác định bởi tính chất chất đặc thù – tính chất vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ. Vậy làm thế nào để có thể xác định các hành vi xâm phạm trong trở hữu trí tuệ?

Thế nào là hành vi xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ

Đầu tiên, ta cần hiểu về quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với những tài sản trí tuệ, đó là những tài sản được sản xuất từ trí óc, hoạt động tư duy của con người. Tài sản về sở hữu trí tuệ thường được bắt gặp trong các lĩnh vực về công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Trong thời đại 4.0, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ và nền kinh tế tri thức, giá trị của tài sản trí tuệ ngày càng được gia tăng về số lượng và chủng loại. Đây là loại tài sản vô hình nên rất khó để có thể kiểm soát trong xã hội, tuy nhiên mặt khác nó lại đem về những lợi ích tinh thần và kinh tế vô cùng to lớn cho tác giả và chủ sở hữu, từ đó dẫn đến hành vi xâm phạm đối tượng sở hữu trí tuệ

Từ đó, hiểu một cách đơn giản , xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền. Thông thường, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích riêng của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi xâm phạm. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện qua nhiều hành vi cụ thể và được xác định theo từng đối tượng cụ thể quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129, 130 và 188 Luật SHTT

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xác định hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ cần phải xác định được hai vấn đề chính là: Đó có phải là hành vi xâm phạm hay không và mức độ xâm phạm của hành vi đó đến đâu.

Căn cứ để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Yếu tố xâm phạm là sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Yếu tố xâm phạm được xác định theo các đối tượng bảo hộ theo Luật SHTT.

Ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

Bốn, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mang Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Image 1
Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Nguồn: Internet)

Căn cứ để xem xét mức độ xâm phạm

Việc xác định tính chất xâm phạm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ căn cứ vào hoàn cảnh, động cơ xâm phạm là do vô ý, cố ý, xâm phạm do bị khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm và cách thức thực hiện hành vi xâm phạm là xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm.

Mức độ xâm phạm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xác định căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm và ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm

Trên đây là căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tựu chung lại để xác định một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ta cần xem xét đó có bị coi là hành vi xâm phạm hay không và mức độ nghiêm trọng đến đâu

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    ContentsThế nào là hành vi xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu trí tuệCăn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệCăn cứ để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsThế nào là hành vi xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu trí tuệCăn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệCăn cứ để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    ContentsThế nào là hành vi xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu trí tuệCăn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệCăn cứ để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí […]

    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    ContentsThế nào là hành vi xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu trí tuệCăn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệCăn cứ để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí […]

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    ContentsThế nào là hành vi xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu trí tuệCăn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệCăn cứ để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí […]

    Facebook của chúng tôi