Theo thống kê tại Cục SHTT, hiện nay số lượng nhãn hiệu nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ lên tới con số mấy chục ngàn. Điều này không khỏi dẫn tới tình trạng, các nhãn hiệu đăng ký sau này có nguy cơ bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được quyền ưu tiên trước đó? Tuy nhiên, có một “thiệt thòi” và “kém may mắn” đối với các chủ sở hữu thực sự muốn sử dụng nhãn hiệu của mình để kinh doanh.
Trong khi đó, có tới hàng nghìn nhãn hiệu đã được đăng ký nhưng trên thực tế lại không sử dụng hoặc sử dụng được một vài năm và sau đó không sử dụng nữa. Trong những trường hợp trên, liệu hay chăng có cách nào gỡ rối và tạo cơ hội cho các chủ thể khác có cơ hội được đăng ký và sử dụng nhãn hiệu đó một cách thiết thực hay không?
Với tư cách là đại diện Sở hữu Công nghiệp của Cục SHTT Việt Nam, từng tham gia và giúp đỡ nhiều chủ thể đăng ký thành công nhãn hiệu của mình. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới tới các cá nhân, tổ chức dịch vụ chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Với dịch vụ này, các chủ thể “rơi” vào trường hợp trên đều có cơ hội để đăng ký thành công nhãn hiệu của mình.
Đầu tiên, ASL LAW sẽ giới thiệu khái quát các trường hợp có thể tiến hành chấm dứt, hủy bỏ văn bằng hiệu lực được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
+ Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
– Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
– Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
– Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
– Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.
Đối với các trường hợp quy định trên, để tiến hành yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ và tài liệu liên quan như sau:
– Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ;
– Chứng cứ liên quan đến yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
– Giấy uỷ quyền từ người yêu cầu
– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác;
Thời gian và quy trình thực hiện việc chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận do bên thứ ba thực hiện sẽ được Cục SHTT trực tiếp thông báo bằng công văn tới chủ sở hữu của nhãn hiệu. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ phải có ý kiến trả lời.
Dựa trên cơ sở xem xét ý kiến của từng bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo thủ tục quy định tại điểm 22 của Thông tư này. Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ được đăng Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Chúng tôi – ASL LAW luôn hy vọng rằng, với chức năng và nghĩa vụ của mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ và tư vấn cho các chủ thể khi có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
Liên hệ
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]