Chế tài đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian gần đây, tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp với mức độ, tính chất mức độ, tính chất ngày càng tinh vi. موقع المراهنات كرة القدم Các chế tài sử phạt đối với các hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp là điều mà các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp rất quan tâm. لعبة بوكر حقيقية

Tùy vào mức độ, hình thức của hành vi vi phạm mà các hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính hay hình sự.

che-tai-doi-voi-cac-hanh-vi-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-2

–      Các  biện pháp dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tùy vào mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải bồi thường thiệt hại

Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ành hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

–      Xử phạt hành chính

Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính bao gồm:

+      Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+      Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+      Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định dưới đây hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép sau: hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;

Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

–      Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 212 Luật SHTT năm 2005, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi 2009, có một số điều quy định về các tội phạm có liên quan. العاب بوكر

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, các hành vi sau đây nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm: (1) chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình; (2) mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình; (3) sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và (4) công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến nhu cầu bảo vệ nhãn hiệu trong môi trường số càng trở nên cấp thiết. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Trong ngành công nghiệp thời trang đầy cạnh tranh, việc đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo dựng thương hiệu và đảm bảo tính độc quyền cho sản phẩm. […]

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Nhãn hiệu là bất kỳ biểu tượng nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này có thể bao gồm tên của công ty (tên thương mại), tên của sản phẩm hoặc dịch vụ, logo […]

    Facebook của chúng tôi