Đại diện sở hữu trí tuệ là gì?

Đại diện sở hữu trí tuệ hay còn gọi theo thuật ngữ pháp lý là đại diện sở hữu công nghiệp sẽ thay mặt cho doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến SHTT  tại các cơ quan Nhà nước.

Đại diện SHTT được pháp luật Việt Nam ghi nhận là ngành nghề dịch vụ có điều kiện. Là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hành nghệ luật sư Việt Nam. Các tổ chức nước ngoài không được pháp luật cho phép hành nghề này tại Việt Nam. Người thực hiện đại diện sở hữu trí tuệ phải được cấp chứng chỉ hành nghề làm đại diện SHTT. Ngoài ra phải được nhà nước có thẩm quyền ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia. Sau đó cơ quan đại diện mới có quyền đại diện cho khách hàng các quyền liên quan đến SHTT.

Nội dung của ngành nghề đại diện sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ

– Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền SHTT.

– Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền SHTT.

Khi thực hiện dịch vụ đại diện thì cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm:

– Thông báo rõ các các mức phí để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các khoản phí theo bảng phí đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHTT.

– Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện

– Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện.

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện. Bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xác lập, đảm bảo thực thi quyền SHTT.

4.4/5 - (22 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện việc kinh doanh dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên chỉ có khoảng gần 300 tổ chức là đại diện sở hữu công nghiệp […]

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Văn bản Công chứng là những hợp đồng hoặc giao dịch khác có yêu cầu công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp mà theo quy định của pháp luật văn bản này phải công chứng hoặc cá […]

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Giống cây trồng là một đối tượng sở hữu công nghiệp đặc biệt được đặc biệt quan tâm trong pháp luật sở hữu trí tuệ thế giới nói chung và ở các quốc gia nói riêng. Đặc biệt ở Việt […]

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Khi nhắc đến đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, rất nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo hộ. Đó chính là cơ chể bảo hộ của tác phẩm mỹ thuật […]

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    Đối với đối tượng là khách hàng, bước ban đầu khi tiếp xúc với bất kì một nhãn hiệu nào, logo luôn là một biểu tượng khiến họ có những đánh giá sơ bộ về chất lượng dịch vụ cũng […]

    Facebook của chúng tôi