Việc xã hội ngày càng phát triển và đời sống con người ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu bảo vệ sức khỏe, tính mạng càng nhiều của con người. Các công ty cùng dịch vụ bảo hiểm ra đời cũng vì những lý do đó. Để kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, các công ty nên đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ của mình để phân biệt với dịch vụ của những công ty khác. Nhãn hiệu đăng ký cần sự khác biệt, ấn tượng và gây chú ý để thu hút khách hàng. Tuy nhiên thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ bảo hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Trước khi đăng ký nhãn hiệu cho bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào thì chúng ta cần phân loại hàng hóa, dịch vụ dự định đăng ký. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice ra đời nhằm giúp chúng ta phân loại những sản phẩm, dịch vụ của mình cần đăng ký. Ở đây, dịch vụ đăng ký là bảo hiểm, do đó được phân vào nhóm 36 theo bảng phân loại quốc tế Nice.
Những tổ chức, cá nhân mà có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua đại diện. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động, họ có thể tư vấn và thực hiện những thủ tục này nhanh chóng. Khi nộp đơn, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu sau:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ được tiếp nhận và xử lý. Những bước tiếp theo như sau:
Thẩm định hình thức là việc cơ quan nhà nước đánh giá sự tuân thủ về hình thức của đơn hay chưa để được xem là đơn hợp lệ. Đơn được xem là hợp lệ nếu đáp ứng đúng các điều kiện như: Đầy đủ giấy tờ, tài liệu, các thông tin trong tài liệu thống nhất với nhau, phân nhóm và phân loại đối tượng trong đơn chính xác, người nộp đơn có quyền nộp đơn,… Nếu đơn chưa hợp lệ thì Cục ra thông báo từ chối đơn và nêu rõ lý do.
Đây là giai đoạn mà Cục công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Sau khi thẩm định hình thức và đăng công báo, nếu như không có bất kỳ vấn đề gì thì Cục tiến tới giai đoạn thẩm định nội dung. Thẩm định nội dung là việc đánh giá xem các đối tượng trong đơn đăng ký có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ hay không, để từ đó quyết định cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời gian này, Cục sẽ yêu cầu người nộp đơn giải thích những nội dung, ý nghĩa của các đối tượng nêu trong đơn.
Sau khi hoàn thành những bước trên, xét thấy đơn có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng trong đơn. Việc được cấp văn bằng này cũng được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, như là một cách công nhận việc bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Liên hệ
ContentsPhân loại hàng hóa, dịch vụCác bước đăng ký Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệuBước 2: Tiếp nhận và xử lý đơnBước 3: Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ Việc đăng ký nhãn hiệu là một yếu tố […]
ContentsPhân loại hàng hóa, dịch vụCác bước đăng ký Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệuBước 2: Tiếp nhận và xử lý đơnBước 3: Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ Nhãn hiệu tại Hà Nội là những dấu hiệu nhìn […]
ContentsPhân loại hàng hóa, dịch vụCác bước đăng ký Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệuBước 2: Tiếp nhận và xử lý đơnBước 3: Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh nhất. Chúng tôi luôn […]
ContentsPhân loại hàng hóa, dịch vụCác bước đăng ký Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệuBước 2: Tiếp nhận và xử lý đơnBước 3: Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ Khái niệm Nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập […]
ContentsPhân loại hàng hóa, dịch vụCác bước đăng ký Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệuBước 2: Tiếp nhận và xử lý đơnBước 3: Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ Tiêu chí đánh giá khả năng phân biệt của nhãn […]