Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Đăng ký nhãn hiệu tập thể, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận như thế nào? hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bao gồm những tài liệu gì?

Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận – Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận được quy định tương tự như đối với đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký nhãn hiệu tập thể

Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận được cấp nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Có khả năng phân biệt: có thể dùng để phân biệt giữa hàng hoá, dịch vụ đáp ứng các điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với hàng hoá, dịch vụ khác (không đáp ứng các điều kiện đó) của bất kỳ chủ thể nào.

+ Nhìn thấy được: được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

*  Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận?

Quyền  nộp  đơn  đăng ký  nhãn  hiệu  chứng  nhận  thuộc  về  tổ chức có thẩm quyền kiểm định và xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn về đặc tính đã xác định và không có chức năng kinh doanh hàng  hoá/dịch vụ là đối tượng kiểm định và xác nhận có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (Điều 87 Luật SHTT).

*  Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

–  Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải bao gồm các tài liệu sau:

+ Mẫu nhãn hiệu:9 mẫu; kích thước không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ, có ảnh chụp hoặc hình vẽ phối cảnh nếu nhãn hiệu là hình ba chiều;

+ Tờ khai: theo mẫu quy định, trong đó có mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; mục đích và phương thức chứng nhận

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: tên, địa chỉ chủ sở hữu nhãn hiệu; điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; chi phí mà người sử dụng nhãn  hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu; thông tin về nhãn hiệu và hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; nghĩa vụ của người sử được sử dụng nhãn hiệu; quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu; cơ chế giải quyết tranh chấp.

+ Bản mô tả nhãn hiệu

*  Sở hữu và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

–  Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận là tổ  chức  (có chức năng kiểm

định và xác nhận các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ và không thực hiện chức

năng sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;

– Chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho hàng hoá,

dịch vụ của họ nếu hàng hoá, dịch vụ đó có các đặc tính xác định trong quy

chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

–  Tổ  chức, cá  nhân muốn  sử  dụng  nhãn  hiệu  chứng  nhận  phải  được

chủ  sở  hữu  nhãn  hiệu  cho phép  và  phải  đảm  bảo  đáp  ứng  các  điều  kiện  quy

định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu.

(v)  Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

–  Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có quyền quản lý việc sử dụng

nhãn hiệu theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm:  cấp phép

sử dụng; kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu để bảo đảm chất lượng,

uy tín của hàng hoá, dịch vụ được xác nhân; đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu

chứng nhận… (Điểm 37.6 Thông tư số 01)

–  Người được cấp phép sử dụng nhãn hiệu chứng  nhận  có nghĩa vụ

tuân thủ Quy chế sử dụng nhãn hiệu như:  bảo đảm chất lượng, uy tín của

hàng hoá, dịch vụ; chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu; nộp phí quản

lý nhãn hiệu….

Tài liệu yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (tính chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý hay kết hợp các yếu tố) gồm:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận,

– Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn (có thể là Giấy phép thành lập tổ chức)

– Tài liệu xác nhận cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nguồn gốc địa lý);

– Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;

– Bản đồ xác định địa giới (yêu cầu bản đồ địa giới này phải được xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc tính chất, chất lượng phụ thuộc vùng địa lý đó).

Để được tư vấn trực tiếp và chi tiết, vui lòng Liên hệ

Đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tel: 0914 195 266

Email: info@aslaw.vn

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến nhu cầu bảo vệ nhãn hiệu trong môi trường số càng trở nên cấp thiết. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Trong ngành công nghiệp thời trang đầy cạnh tranh, việc đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo dựng thương hiệu và đảm bảo tính độc quyền cho sản phẩm. […]

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Nhãn hiệu là bất kỳ biểu tượng nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này có thể bao gồm tên của công ty (tên thương mại), tên của sản phẩm hoặc dịch vụ, logo […]

    Facebook của chúng tôi