Khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, một vấn đề mà nhiều người nộp đơn còn băn khoăn đó chính là việc lựa chọn đăng ký nhãn hiệu màu hay đăng ký nhãn hiệu đen trắng.
Đăng ký nhãn hiệu màu hay đăng ký nhãn hiệu đen trắng? Đăng ký nhãn hiệu theo hình thức nào sẽ đem lại lợi thế hơn cho người nộp đơn? Màu sắc của nhãn hiệu có tác dụng gì trong việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu.
Trước tiên, để biết nên chọn màu sắc nào cho nhãn hiệu, cần hiểu, thế nào là nhãn hiệu màu, thế nào là nhãn hiệu đen trắng.
Nhãn hiệu là nhãn hiệu được mô tả chi tiết về màu sắc như được liệt kê các loại màu và được chỉ rõ các chi tiết sử dụng màu cụ thể trong nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu được sử dụng là các nhãn hiệu được in dưới dạng màu sắc đúng như phần mô tả.
Nhãn hiệu đen trắng là nhãn hiệu trong phần liệt kê màu sắc chỉ ghi màu đen và màu trắng. Tuy nhiên, khi mô tả, người nộp đơn chỉ cần liệt kê các chi tiết trong mẫu nhãn hiệu mà không cần chỉ rõ màu sắc của các chi tiết đó. Mẫu nhãn hiệu được sử dụng trong trường hợp này được in đen trắng trực tiếp trên tờ khai.
Theo quy định, khi được bảo hộ nhãn hiệu nào, chủ sở hữu nhãn hiệu cần sử dụng chính xác nhãn hiệu đó kể cả màu sắc. Bản thân trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ ghi nhận cụ thể từng màu sắc của nhãn hiệu đã đăng ký. Tuy nhiên, nếu đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng, phần ghi nhận về màu sắc trong Giấy chứng nhận được bỏ trống, tạo cho chủ sở hữu Giấy chứng nhận sự linh động khi sử dụng màu sắc mà không vi phạm về quy định sử dụng đúng mẫu nhãn hiệu.
Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu của mình, người nộp đơn có thể lựa chọn cách bảo hộ màu sắc phù hợp. Hướng ưa chuộng hiện nay là lựa chọn màu sắc đen, trắng để chủ sở hữu có thể dễ dàng phối màu sắc cho nhãn hiệu của mình trong các trường hợp cụ thể.
Liên hệ
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]