Dấu hiệu kết hợp có khả năng phân biệt

Dấu hiệu kết hợp giữa yếu tố chữ và yếu tố hình có tính phân biệt  đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đã đáp ứng một trong những điều kiện để được đăng kí bảo hộ đó là tính phân biệt. Vậy căn cứ vào đâu để nhận biết một dấu hiệu kết hợp có tính phân biệt? طريقة الربح في الروليت

Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi yếu tố chữ và yếu tố hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt, cụ thể:

– Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt;

– Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt. Ví dụ: Nhãn hiệu có phần chữ ”Nhà hàng Mai Phạm” không cách điệu và được thể hiện dưới hình thức thông thường phổ biến, có phần hình là một bông hoa đơn giản, phổ biến. Thành phần mạnh và có khả năng phân biệt là dấu hiệu chữ Mai phạm còn các thành phần khác như: dấu hiệu chữ ”Nhà hàng” và dấu hiệu hình là bông hoa không có khả năng phân biệt. betway

dau-hieu-ket-hop-co-kha-nang-phan-biet

– Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả năng phân biệ. Ví dụ: Nhãn hiệu ”Nhà hàng vịt quay” với hình vịt quay được kết hợp một cách ấn tượng độc đáo và sáng tạo khiến người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và phân biệt với các nhà hàng vịt quay khác.

– Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN:

+ Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các điểm 39.4.a, b, c, d, e của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan.

+ Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế. ربح مال حقيقي

Ví dụ như: Nhãn hiệu P/S

Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung hãy liên hệ với công ty ASL LAW chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký Nhãn Hiệu 2024: Bảo Vệ Thương Hiệu Toàn Diện

    Đăng ký Nhãn Hiệu 2024: Bảo Vệ Thương Hiệu Toàn Diện

    Đăng ký nhãn hiệu là bước quan trọng để bảo vệ độc quyền tên tuổi và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ mà còn xây dựng lòng […]

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]

    Facebook của chúng tôi
    Contact Me on Zalo
    0914195266