Hai nhãn hiệu trùng nhau có thể cùng tồn tại không?

Hai nhãn hiệu trùng nhau được dùng bởi hai thương nhân khác nhau không phải là trường hợp hiếm. Câu hỏi cần trả lời là. liệu cả hai nhãn hiệu có cùng tồn tại mà không có tranh chấp  không?  Nếu có, thì có những điều kiện gì cần thỏa mãn?

1. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới

Nếu nhãn hiệu chi được dùng trong một phạm vi địa lý giới hạn thì vấn đề sẽ dễ giải quyết. Ở Pháp, các thị trấn có ga tàu thường có một nhà hàng bán đồ ăn nhẹ (Buffet de la gare). Tên của các cửa hàng này thường là tên của gia đình chủ nhà hàng hoặc tên chủ nhà hàng. Nếu đó là các tên phổ biến thì việc trùng lặp là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, tranh chấp hiếm khi xảy ra. Bởi mỗi nhà hàng này đều gắn liến với một nhà ga. Nghĩa là các nhãn hiệu trùng nhau này được dùng trong các phạm vi địa lý khác biệt rõ ràng. Nên các nhãn hiệu này có thể cùng tồn tại trong hòa bình.

Vấn đề chỉ thực sự nảy sinh khi các thương nhân có địa bàn kinh doanh trùng nhau. Theo một số hệ thống pháp luật common law, như ở Anh, Mỹ, Hồng Kông, thì có hai con đường  để đăng ký một nhãn hiệu trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ.

a) Xin chấp thuận của chủ nhãn hiệu kia

Sự chấp thuận này có thể mang hai hình thức: văn bản chấp thuận hoặc thỏa thuận cùng tồn tại. Theo pháp luật Hồng Kông, hai hình thức chấp thuận này đều được công nhận. كازينو في السعودية Một số vấn đề phải xem xét là: phạm vi nhóm sản phẩm, dịch vụ được chấp thuận; thẩm quyền của bên ký chấp thuận; điều kiện của sự chấp thuận.

Ví dụ điển hình cho con đường này là thỏa thuận của Apple Corps và Apple Computer. Năm 1991 tại Mỹ, hai công ty này ký thỏa thuận cho phép hai nhãn hiệu Apple cùng được tồn tại. Theo đó, Apple Corps có độc quyền với nhãn hiệu Apple cho các sản phẩm âm nhạc. Còn Apple Computer có độc quyền cho các sản phẩm điện tử, phần mềm máy tính, dịch vụ xử lý và truyền tải dữ liệu. Mọi chuyện đều êm đẹp cho đến khi Apple Computer phát hành IPod và ITunes. Apple Corps đưa tranh chấp được đưa ra tòa án. Tòa phán quyết rằng Apple Computer không vi phạm thỏa thuận. Bởi nhãn hiệu của Apple Computer được gắn lên phần mềm nghe nhạc. مواقع رهان Chứ không gắn lên các sản phẩm âm nhạc như đĩa than, đĩa CD.

b) Sử dụng đồng thời trung thực

Nếu một nhãn hiệu trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ nhưng đã và đang được sử dụng một cách trung thực thì vẫn có thể được bảo hộ. Theo án lệ của Hồng Kông, có hai điều kiện phải được thỏa mãn trong trường hợp này. Thứ nhất là, việc sử dụng đồng thời có trung thực hay không. Các yếu tố được xem xét là: thời gian sử dụng; lượng hàng hóa; đại bàn sử dụng; và sự trung thực của chủ nhãn hiệu. Thứ hai là, không gây ảnh hưởng đến lợi ịch của các bên liên quan. Các bên ở đây là người tiêu dùng và chính chủ đơn. Lợi ích của người tiêu dùng phải được cân nhắc do sự nhầm lẫn có thể xảy ra. Lợi ích của chủ đơn phải được cân nhắc bởi chấp nhận bảo hộ sẽ tạo tiền đề cho các tranh chấp mà chủ đơn có thể phải gặp.

2. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, hai nhãn hiệu trùng nhau cũng có thể cùng tồn tại và được bảo hộ trong các trường hợp dưới đây.

  • Một là, hai nhãn hiệu đăng ký cho hai nhóm sản phẩm, dịch vụ khác nhau.

Căn cứ Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, một nhãn hiệu trùng với một nhãn hiệu khác vẫn có khả năng phân biệt, nếu hai nhãn hiệu này được đăng ký cho các nhóm sản phẩm dịch vụ khác nhau.

Riêng đối với đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng thì có khác nhóm sản phẩm, dịch vụ cũng vẫn sẽ bị từ chối.

  • Hai là, được sự chấp thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký hoặc được bảo hộ trước.

Tương tự với tình huống đã nêu ở trên. Chủ đơn tại Việt Nam có thể xin sự chấp thuận của chủ văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu trùng. Như lẽ thường, để có được sự chấp thuận, chủ đơn sẽ phải đánh đổi gì đó. Nên phải lưu ý rằng chỉ nên xin chấp thuận của chủ văn bằng bảo hộ, chứ không nên xin của chủ đơn đăng ký trước. مواقع القمار العالمية Bởi một mặt, người ta không thể cho mình thứ gì mà người ta chưa có. Mặt khác, đơn nộp trước đó chưa chắc đã được chấp nhận bảo hộ.

Phòng lúc nào cũng hơn chống. Thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là việc không hề thừa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Contents1. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giớia) Xin chấp thuận của chủ nhãn hiệu kiab) Sử dụng đồng thời trung thực2. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giớia) Xin chấp thuận của chủ nhãn hiệu kiab) Sử dụng đồng thời trung thực2. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Contents1. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giớia) Xin chấp thuận của chủ nhãn hiệu kiab) Sử dụng đồng thời trung thực2. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa

    Contents1. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giớia) Xin chấp thuận của chủ nhãn hiệu kiab) Sử dụng đồng thời trung thực2. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng […]

    Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt

    Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt

    Contents1. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng tồn tại theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giớia) Xin chấp thuận của chủ nhãn hiệu kiab) Sử dụng đồng thời trung thực2. Hai nhãn hiệu trùng nhau cùng […]

    Facebook của chúng tôi