Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là gì?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ thuộc nhóm “hàng giả”  được quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP.  Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm:

(i) hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý

(ii) hàng hóa sao chép lậu

1.Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

2. Hàng hóa sao chép lậu

Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

3. Chế tài xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ:

1.Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này

Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm:

(i) Cảnh cáo;

(ii) Phạt tiền.

Các hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Các biện pháp khác phục hậu quả:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá

Lưu ý: Mức tiền phạt  được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.

Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20. العاب تجيب فلوس 000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đi với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng  đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300. تنزيل العاب اندرويد 000.000 đồng.

10. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa;

c) Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vquy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm. لعبه القمار

12. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dn địa lý với điu kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

b) Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Contents1.Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu2. Hàng hóa sao chép lậu3. Chế tài xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệĐiều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng […]

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Contents1.Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu2. Hàng hóa sao chép lậu3. Chế tài xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệĐiều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng […]

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Contents1.Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu2. Hàng hóa sao chép lậu3. Chế tài xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệĐiều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng […]

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Contents1.Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu2. Hàng hóa sao chép lậu3. Chế tài xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệĐiều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng […]

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    Contents1.Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu2. Hàng hóa sao chép lậu3. Chế tài xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệĐiều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng […]

    Facebook của chúng tôi